Top 100 Đề thi Địa Lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Địa Lí 11 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 11.

Xem thử Đề thi GK1 Địa 11 Xem thử Đề thi CK1 Địa 11 Xem thử Đề thi GK2 Địa 11 Xem thử Đề thi CK2 Địa 11

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Địa Lí 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Địa Lí 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 11 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 11 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Địa Lí 11 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử dụng chỉ tiêu nào sau đây?

A. Thu nhập bình quân GNI/người.

B. Cơ cấu nền kinh tế.

C. Chỉ số phát triển con người.

D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.

Câu 2. Chỉ tiêu nào sau đây không đúng với các nước phát triển.

A. GNI/người ở mức cao.

B. HDI ở mức cao trở lên.

C. Trong GDP, ngành dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất.

D. Trong GDP, ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất.

Câu 3. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước có trình độ kinh tế-xã hội phát triển

A. A-rập Xê-út.

B. U-ru-goay.

C. Thái Lan.

D. Nhật Bản.

Câu 4. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước có trình độ kinh tế-xã hội đang phát triển

A. Thụy Sỹ.

B. Ác-hen-ti-na.

C. Hoa Kỳ.

D. Nhật Bản.

Câu 5. Toàn cầu hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

C. Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu..

D. Sự ra đời của nhiều tổ chức liên kết khu vực.

Câu 6. Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng.

B. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng.

C. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.

D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.

Câu 7. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.

B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau.

C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn.

D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng.

Câu 8. Trụ sở của Liên hợp quốc đặc đặt ở

A. Thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ.

B. Xin-ga-po.

C. Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ.

C. Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.

Câu 9. Thương mại thế giới phát triển được biểu hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của nền minh tế.

B. Tự do hóa lãi suất ngân hàng và việc di chuyển của các nguồn vốn quốc tế.

C. Các tiêu chuẩn toàn cầu về quản lí môi trường, năng lượng được áp dụng rộng rãi.

D. Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng trong sản xuất và dich vụ.

Câu 10. Quỹ tiền tệ quốc tế được viết tắt là

A. APEC.

B. IMF.

C. WTO.

D. ASEAN.

Câu 11. Bộ phận nào sau đây không thuộc phạm vi lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh?

A. Lục địa Bắc Mỹ.

B. Eo đất Trung Mỹ.         

C. Quần đảo Ca-ri-bê.

D. Lục địa Nam Mỹ.

Câu 12. Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 13. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 14. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh?

A. Amadôn.

B. Mixixipi.

C. La Plata.

D. Pampa.

 Câu 15. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là

A. Bra-xin.

B. Mê-hi-cô.

C. Đô-mi-ni-ca.

D. Nê-vít.

Câu 16. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm.

B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.

C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên.

D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Bằng hiểu biết của bản thân, hãy:

a) Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế chung (quy mô GDP, tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế) ở khu vực Mỹ La tinh.

b) Trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Mỹ La tinh.

Câu 2 (3,0 điểm). Toàn cầu hóa và khu vực hóa có tác động đến nhiều mặt kinh tế-xã hội, hãy:

a) Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

b) Nêu cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển?

A. Cô-oét.

B. Y-ê-men.

C. I-xra-en.

D. Li-băng.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?

A. Có quy mô GDP tăng lên liên tục.

B. Chịu tác động của nhiều nhân tố.

C. I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất.

D. Quy mô khác nhau giữa các nước.

Câu 3. Cây công nghiệp chính ở khu vực Tây Nam Á là

A. hồ tiêu, ô-liu.

B. bông, cà phê.

C. ô-liu, cao su.

D. thuốc lá, điều.

Câu 4. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành trồng trọt phát triển nhất?

A. Thổ Nhĩ Kỳ, Cô-oét, I-rắc, A-rập Xê-út, I-ran.

B. Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, Ô-man, A-rập Xê-út, Ca-ta.

C. Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc, Gioóc-đa-ni, Li-băng.

D. Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc, A-rập Xê-út, I-xra-en.

Câu 5. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành trồng trọt phát triển?

A. Thổ Nhĩ Kỳ.

B. Y-ê-men.

C. A-déc-bai-gian.

D. Gioóc-đa-ni.

Câu 6. Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP

A. tăng liên tục.

B. giảm liên tục.

C. khá ổn định.

D. luôn luôn âm.

Câu 7. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?

A. 1957.

B. 1958.

C. 1967.

D. 1993.

Câu 8. Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?

A. 1951.

B. 1957.

C. 1958.

D. 1967.

Câu 9. Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là

A. EC.

B. EEC.

C. EU.

D. WB.

Câu 10. Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu không bao gồm tự do

A. đi lại.

B. cư trú.

C. chọn nơi làm việc.

D. thông tin liên lạc.

Câu 11. Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận

A. lục địa và biển đảo.

B. đảo và quần đảo.

C. lục địa và biển.

D. biển và các đảo.

Câu 12. Liên minh châu Âu được thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lưu thông hàng hóa.

B. Lưu thông con người.

C. Lưu thông vũ khí hạt nhân.

D. Lưu thông tiền vốn.

Câu 13. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện.

B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển chăn nuôi.

D. phát triển kinh tế biển.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A. Có dân số đông, mật độ dân số cao và phân bố không đều.

B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng tăng nhanh.

C. Dân số trẻ và số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.

D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

Câu 15. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây?

A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III và II.

D. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 16. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. nhiệt đới.

B. cận nhiệt.

C. ôn đới.

D. hàn đới.

Câu 17. Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

A. hồ tiêu.

B. lúa nước.

C. cà phê.

D. cao su.

Câu 18. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía, dừa.

Câu 19. Các quốc gia Đông Nam Á nào sau đây có độ che phủ rừng cao?

A. Lào, Việt Nam, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

B. Xin-ga-po, Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan.

C. Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

D. Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin.

Câu 20. Sản phẩm của những ngành công nghiệp nào sau đây ở các nước Đông Nam Á được xuất khẩu nhiều?

A. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim đen.

B. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim màu.

C. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng.

D. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm.

Câu 21. Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Thông qua các hoạt động văn hóa.

B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

C. Thông qua các dự án, chương trình.

D. Thông qua các hiệp ước, hiệp định.

Câu 22. Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?

A. Thái Bình Dương.

B. Ma-xtrích.

C. Măng-sơ.

D. Ma-xơ Rai-nơ.

Câu 23. Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào sau đây?

A. Biển Bắc.

B. Biển Măng-sơ.

C. Biển Ban-tích.

D. Biển Ti-rê-nê.

Câu 24. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Xin-ga-po.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Phi-lip-pin.

Câu 25. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?

A. Việt Nam.

B. Cam-pu-chia.

C. Xin-ga-po.

D. Mi-an-ma.

Câu 26. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.

B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.

C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.

D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.

Câu 27. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. cận xích đạo.

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới lục địa.

D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 28. AFF Championship là hoạt động biểu hiện của cơ chế nào sau đây của ASEAN?

A. Thông qua diễn đàn và tổ chức các hội nghị.

B. Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”.

C. Thông qua các hoạt động văn hóa - thể thao.

D. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

Câu 29. Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không phải vượt qua sự chênh lệch về

A. trình độ phát triển kinh tế.

B. trình độ của công nghệ.

C. bản sắc văn hoá dân tộc.

D. thể chế chính trị, kinh tế.

Câu 30. “Uỷ hội sông Mê Công” là một hợp tác giữa các nước ASEAN về lĩnh vực

A. tài nguyên.

B. xã hội.

C. văn hoá.

D. chính trị.

Câu 31. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào sau đây?

A. 1967.

B. 1977.

C. 1995.

D. 1997.

Câu 32. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là

A. than đá và crôm.

B. dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. đồng và phốt phát.

D. khí tự nhiên và sắt.

Câu 33. Khu vực Tây Nam Á không có vị trí

A. phía tây giáp châu Phi.

B. phía bắc giáp châu Âu.

C. phía đông giáp Trung Á.

D. phía nam giáp Nam Á.

Câu 34. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 35. Vị trí của Tây Nam Á không phải

A. nằm ở đông nam châu Âu.

B. nằm ở tây nam châu Á.

C. tiếp giáp với Ấn Độ Dương.

D. kề sát Đại Tây Dương.

Câu 36. Nhận định nào sau đây đúng với ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á?

A. Sản phẩm trồng trọt khá đa dạng.

B. Có ngành chăn nuôi rất phát triển.

C. Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển.

D. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt.

Câu 37. Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các quốc gia sau đây?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Việt Nam.

D. Mi-an-ma.

Câu 38. Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Câu 39. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Ven biển Đỏ.

B. Ven biển Ca-xpi.

C. Ven Địa Trung Hải.

D. Ven vịnh Péc-xich.

Câu 40. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu - Á - Phi.

B. Âu - Á - Úc.

C. Á - Âu - Mĩ.

D. Á - Mĩ - Phi.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Ngành công nghiệp hiện đại của Liên bang Nga là

A. đóng tàu.

B. hàng không.

C. khai khoáng.

D. sản xuất gỗ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng bằng của Nhật Bản?

A. Chủ yếu là châu thổ.

B. Có đất từ tro núi lửa.

C. Diện tích nhỏ hẹp.

D. Nằm ở chân núi.

Câu 3: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

A. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

B. Lưu vực sông rộng.

C. Lưu lượng nước nhỏ.

D. Chủ yếu là sông lớn.

Câu 4: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

A. Kiu-xiu.

B. Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.

D. Hôn-su.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch của Hoa Kì?

A. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại.

B. Ngành du lịch phát triển mạnh.

C. Có doanh thu hàng năm rất lớn.

D. Khách nội địa ít hơn khách quốc tế.

Câu 6: Tài nguyên khoáng sản của Liên bang Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.

B. Năng lượng, luyện kim, cơ khí.

C. Năng lượng, luyện kim, xây dựng.

D. Năng lượng, luyện kim, dệt may.

Câu 7: Dạng địa hình chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây Liên bang Nga là

A. bồn địa.

B. đồng bằng.

C. núi cao.

D. sơn nguyên.

Câu 8: Người dân Hoa Kì chủ yếu sinh sống ở các

A. đô thị cực lớn.

B. đô thị vừa và nhỏ.

C. vùng nông thôn.

D. vùng ven đô thị.

Câu 9: Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở

A. đảo Kiu-xiu.

B. đảo Hô-cai-đô.

C. đảo Hôn-su.

D. các phía Bắc.

Câu 10: Biển Ban-tích, biển đen và biển Ca-xpi nằm ở khu vực nào sau đây của Liên bang Nga?

A. Bắc và đông bắc.

B. Đông và đông nam.

C. Tây và tây nam.

D. Nam và đông nam.

Câu 11: Hệ thống sông nào sau đây có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên bang Nga?

A. Sông I-ê-nit-xây.

B. Sông Vôn-ga.

C. Sông Ô-bi.

D. Sông Lê-na.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương của Hoa Kì?

A. Giá trị nhập siêu ngày càng tăng.

B. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.

C. Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.

D. Là một nước xuất siêu rất lớn.

Câu 13: Đại bộ phận lãnh thổ nước Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Cận cực.

Câu 14: Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Thương mại và giao thông.

B. Tài chính và du lịch.

C. Thương mại và tài chính.

D. Du lịch và giao thông.

Câu 15: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào sau đây?

A. Kiu-xiu.

B. Xi-cô-cư.

C. Hôn-su.

D. Hô-cai-đô.

Câu 16: Các ngành công nghiệp khai thác, sơ chế tập trung chủ yếu ở

A. miền bắc.

B. miền tây.

C. miền nam.

D. miền đông.

Câu 17: Thành phần dân cư với số lượng đứng đầu ở Hoa Kì có nguồn gốc

A. châu Âu.

B. Mĩ Latinh.

C. châu Á.   D. châu Phi.

Câu 18: Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì đang mở rộng xuống các bang

A. phía Tây Nam và ven vịnh Mêhicô.

B. ven Thái Bình Dương và phía Bắc.

C. phía Tây và ven Thái Bình Dương.

D. phía Nam và ven Thái Bình Dương.

Câu 19: Ngành nào sau đây hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu lớn và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì?

A. Hàng không và viễn thông.

B. Vận tải biển và du lịch.

C. Du lịch và thương mại.

D. Ngân hàng và tài chính.

Câu 20: Các tiêu cực của đô thị hoá ở Hoa Kì được hạn chế một phần nhờ vào việc người dân tập trung sinh sống ở các

A. vùng ven đô thị.

B. đô thị vừa và nhỏ.

C. vùng nông thôn.

D. đô thị cực lớn.

Câu 21: Công nghiệp Liên bang Nga tập trung chủ yếu nhất ở vùng nào sau đây?

A. Khu vực Viễn Đông.

B. Khu vực dãy U-ran.

C. Đồng bằng Tây Xi-bia.

D. Đồng bằng Đông Âu.

Câu 22: Nhật Bản không phải là nước đứng vào nhóm hàng đầu thế giới về

A. tài chính.

B. thương mại.

C. ngân hàng.

D. nông nghiệp.

Câu 23: Gió mùa mùa đông từ lục địa Á - Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua

A. biển Ô-khột.

B. đảo Hộ-cai-đô.

C. Thái Bình Dương.

D. biển Nhật Bản.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động thông tin liên lạc của Hoa Kì?

A. Nhiều vệ tinh.

B. Có GPS toàn cầu.

C. Ít thay đổi.

D. Rất hiện đại.

Câu 25: Thành phần dân cư có số lượng đứng thứ hai ở Hoa Kì là người

A. Anh điêng.

B. da màu.

C. da trắng.

D. da đen.

Câu 26: Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là

A. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.

B. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.

C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.

D. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.

Câu 27: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Liên bang Nga là

A. Vla-đi-vô-xtộc và Ác-khan-ghen.

B. Mát-xcơ-va và Xanh Pe-tec-bua.

C. Nô-vô-xi-bi-ệc và Vla-đi-vô-xtốc.

D. Xanh Pe-tec-bua và Nô-vô-xi-bi-ệc.

Câu 28: Các chủng tộc chính của Hoa Kì không bao gồm có

A. Môn-gô-lô-ít.

B. Người lai.

C. Nê-grô-ít.

D. Ơ-rô-pê-ô-ít.

Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là truyền thống của Liên bang Nga?

A. Luyện kim đen.

B. Khai thác vàng.

C. Hàng không.

D. Năng lượng.

Câu 30: Liên bang Nga không giáp với biển nào dưới đây?

A. Biển Ban Tích.

B. Biển Aran.

C. Biển Đen.

D. Biển Caxpi.

Câu 31: Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của

A. ven biển Nhật Bản.

B. trung tâm Nhật Bản.

C. phía bắc Nhật Bản.

D. phía nam Nhật Bản.

Câu 32: Chiếm trên 60% dân số Hoa Kì là thành phần dân cư có nguồn gốc

A. châu Phi.

B. Mĩ Latinh.

C. châu Âu.

D. châu Á.

Câu 33: Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?

A. Hô-cai-đô.

B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.

D. Kiu-xiu.

Câu 34: Thành phần dân cư với số lượng đứng thứ hai ở Hoa Kì có nguồn gốc

A. châu Phi.

B. châu Âu.

C. Mĩ Latinh.

D. châu Á.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên của Nhật Bản?

A. Đồng bằng nhỏ hẹp.

B. Sông ngòi ngắn, dốc.

C. Có khí hậu nhiệt đới.

D. Địa hình chủ yếu là núi.

Câu 36: Dãy núi nào sau đây làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga?

A. A-pa-lat.

B. Hi-ma-lay-a.

C. U-ran.

D. Cáp-ca.

Câu 37: Ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là

A. nguyên tử.

B. luyện kim.

C. điện tử, tin học.

D. hàng không vũ trụ.

Câu 38: Các ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là

A. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.

B. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.

C. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.

D. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.

Câu 39: Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

A. Gió Tây.

B. Gió mùa.

C. Gió phơn.

D. Đông cực.

Câu 40: Nhằm mục đích phát triển bền vững trong công nghiệp năng lượng, Hoa Kì tập trung phát triển

A. điện địa nhiệt.

B. thủy điện.

C. nhiệt điện.

D. điện nguyên tử.

----------- HẾT ----------

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc không nằm ven biển?

A. Hồng Kông.

B. Thiên Tân.

C. Thượng Hải.

D. Bao Đầu.

Câu 2: Cộng hòa Nam Phi có diện tích khoảng

A. 1,4 triệu km2.

B. 1,2 triệu km2.

C. 1,1 triệu km2.

D. 1,3 triệu km2.

Câu 3: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động?

A. Hóa chất.

B. Chế tạo máy.

C. Điện tử.

D. Luyện kim.

Câu 4: Quốc gia nào sau đây ở châu Phi sane xuất thép lớn nhất?

A. Mô-dăm-bích.

B. An-giê-ri.

C. Công-gô.

D. CH Nam Phi.

Câu 5: Cảng biển nào sau đây không nằm ở đảo Hôn-su?

A. Na-ga-xa-ki.

B. Cô-bê.

C. Ô-xa-ca.

D. I-ô-cô-ha-ma.

Câu 6: Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?

A. Victoria Lớn.

B. Kalahari.

C. Tacla Macan.

D. Colorado.

Câu 7: Miền Tây Trung Quốc là nơi có

A. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.

B. nhiều đồng bằng châu thổ rộng, đất màu mỡ.

C. các loại khoáng sản kim loại màu nổi tiếng.

D. nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 8: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào sau đây?

A. Kiu-xiu.

B. Xi-cô-cư.

C. Hô-cai-đô.

D. Hôn-su.

Câu 9: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Nam Đại Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Câu 10: Miền Đông Trung Quốc là nơi

A. gồm các dãy núi, cao nguyên, bồn địa.

B. bắt nguồn của các sông lớn chảy ra biển.

C. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

D. có nhiều khoáng sản và đồng cỏ rộng.

Câu 11: Loại gia súc nào sau đây được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc?

A. Bò.

B. Dê.

C. Cừu.

D. Ngựa.

Câu 12: Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là

A. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.

B. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.

C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.

D. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.

Câu 13: Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào dưới đây?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Mi-an-ma.

D. Thái Lan.

Câu 14: Cây trồng quan trọng hàng đầu ở Cộng hòa Nam Phi là

A. ngô.

B. mía.

C. lúa mì.

D. đậu tương.

Câu 15: Chăn nuôi quảng canh chiếm

A. 1/5 diện tích đất nông nghiệp.

B. 2/5 diện tích đất nông nghiệp.

C. 4/5 diện tích đất nông nghiệp.

D. 3/5 diện tích đất nông nghiệp.

Câu 16: Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc?

A. Phúc Châu.

B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Thẩm Dương.

D. U-rum-si.

Câu 17: Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản?

A. Động đất.

B. Ngập lụt.

C. Hạn hán.

D. Cháy rừng.

Câu 18: Điểm tương đồng giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

A. địa hình bằng phẳng.

B. sông ngòi ít dốc.

C. có nhiều khoáng sản.

D. đất đai màu mỡ.

Câu 19: Đặc điểm của dân số hiện nay của Trung Quốc không phải là

A. dân thành thị tăng nhanh.

B. dân nông thôn có tăng.

C. quy mô lớn nhất thế giới.

D. dân số không tăng thêm.

Câu 20: Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Tài chính và du lịch.

B. Thương mại và giao thông.

C. Du lịch và giao thông.

D. Thương mại và tài chính.

Câu 21: Các loại vật nuôi chủ yếu của Trung Quốc là

A. trâu, cừu, gà, lợn.

B. dê, cừu, ngựa, lợn.

C. bò, cừu, dê, lợn.

D. gà, cừu, ngựa, lợn.

Câu 22: Cộng hòa Nam Phi thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc, Đức.

B. Hoa Kì, Anh, Pháp.

C. Anh, Bra-xin, Nga.

D. Hàn Quốc, Nhật Bản.

Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng với khí hậu vùng duyên hải đông nam của Cộng hòa Nam Phi?

A. Khắc nghiệt, không mưa.

B. Nóng ẩm, mưa khá cao.

C. Mưa lớn, nhiệt độ cao.

D. Khô hạn, lượng mưa ít.

Câu 24: Nhật Bản không phải là nước đứng vào nhóm hàng đầu thế giới về

A. thương mại.

B. nông nghiệp.

C. ngân hàng.

D. tài chính.

Câu 25: Đảo nào dưới đây nằm ở phía Nam của Nhật Bản?

A. Kiu-xiu.

B. Xi-cô-cư.

C. Hôn-su.

D. Hô-cai-đô.

Câu 26: Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?

A. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.

B. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.

C. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.

D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.

Câu 27: Cộng hòa Nam Phi nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Cận xích đạo và ôn đới.

B. Xích đạo và nhiệt đới.

C. Cận nhiệt và ôn đới.

D. Nhiệt đới và cận nhiệt.

Câu 28: Đảo nào dưới đây nằm ở phía Bắc của Nhật Bản?

A. Kiu-xiu.

B. Hô-cai-đô.

C. Hôn-su.

D. Xi-cô-cư.

Câu 29: Các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

A. vật liệu xây dựng, sứ.

B. đồ gốm, dệt may.

C. sản xuất hàng tiêu dùng.

D. điện tử, luyện kim.

Câu 30: Các nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam?

A. Lúa gạo, ngô.

B. Bông, lợn.

C. Chè, bông.

D. Chè, lúa mì.

Câu 31: Cộng hòa Nam Phi nằm ở

A. phía bắc châu Phi.

B. phía đôngchâu Phi.

C. phía tây châu Phi.

D. phía nam châu Phi.

Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không đúng với biển Nhật Bản?

A. Có ngư trường lớn với nhiều loài cá.

B. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng.

C. Có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn.

D. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đảo.

Câu 33: Diện tích đất trồng trọt của Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm

A. 4/5 diện tích đất nông nghiệp.

B. 1/5 diện tích đất nông nghiệp.

C. 2/5 diện tích đất nông nghiệp.

D. 3/5 diện tích đất nông nghiệp.

Câu 34: Đặc điểm khí hậu phía nam của Nhật Bản là

A. mùa hạ nóng, mưa to và bão.

B. mùa đông kéo dài, lạnh.

C. nhiệt độ thấp và ít mưa.

D. có nhiều tuyết về mùa đông.

Câu 35: Vùng ven biển phía nam ở Cộng hòa Nam Phi có khí hậu

A. ôn đới hải dương.

B. nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. nhiệt đới lục địa.

D. cận nhiệt địa trung hải.

Câu 36: Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các

A. khu vực ven biển ở phía nam.

B. khu vực biên giới phía bắc.

C. sơn nguyên, bồn địa ở miền Tây.

D. đồng bằng phù sa ở miền Đông.

Câu 37: Các sản phẩm công nghiệp Trung Quốc có sản lượng đứng vào hàng đầu thế giới trong nhiều năm là

A. phân đạm, da giày, dầu mỏ, điện.

B. xi măng, phân đạm, da giày, dầu mỏ.

C. điện, thép, xi măng, phân đạm.

D. thép, xi măng, phân đạm, da giày.

Câu 38: Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào năm

A. 2002.

B. 2001.

C. 2003.

D. 2004.

Câu 39: Quốc gia nào sau đây nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?

A. Lê-xô-thô.

B. Na-mi-bi-a.

C. E-xoa-ti-ni.

D. Bốt-xoa-na.

Câu 40: Các hoang mạc ở phía tây Trung Quốc được hình thành trong điều kiện

A. có hai mùa mưa, khô.

B. nằm sâu trong lục địa.

C. không có sông ngòi.

D. nằm ở địa hình cao.

----------- HẾT ----------

Tham khảo đề thi Địa Lí 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học