Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Lần 2) (8 đề)



Để làm tốt bài kiểm tra môn Sinh học 11, phần dưới là Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Lần 2) (8 đề), cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 11.

Trắc nghiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

B. Cần có 2 cá thể trở lên

C. Chỉ cần có một cá thể có thể sinh ra các cá thể mới

D. Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

Câu 2. Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được hình thành từ

A. hợp tử.

B. thể giao tử.

C. thể bào tử.

D. bào tử.

Câu 3. Quá trình hình thành quả:

A. Noãn được thụ tinh phát triển thành quả chứa các hạt.

B. Noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành quả.

C. Sau khi thụ tinh, đế hoa phát triển thành quả chứa bầu và noãn.

D. Bầu nhụy dày lên tạo thành các túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.

Câu 4. Thụ phấn là gì?

A. Là hiện tượng nhờ gió mà hạt phấn bay từ cây này sang cây khác.

B. Là hiện tượng con người thu hạt phấn rắc lên đầu nhụy của hoa.

C. Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ bao phấn (nhị) đến núm nhụy.

D. Là hiện tượng côn trùng ăn mật hao mang từ cây này sang cây khác.

Câu 5. Sinh sản là gì?

A. Quá trình phân chia tế bào

B. Quá trình tạo ra những cây - con mới

C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

D. Quá trình cơ thể lớn lên và sinh sản.

Câu 6. Hình thức sinh sản vô tính nào sau dây dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua nguyên phân để tạora cơ thể mới.

A.   Nảy chồi.

B.    Phân mảnh.

C.    Phân đôi.

D.   Trinh sinh.

Câu 7. Ở người trứng rụng vào khoảng giữa chu kì kinh nguyệt và chỉ sống được khoảng 24 giờ. Vì vậy,nên tránh giao hợp vào những ngày này. Đây là biện pháp tránh thai

A. Tính ngày trứng rụng

B. Dùng bao cao su.

C. Dùng dụng cụ tử cung.

D. Dùng thuốc viên tránh thai.

Câu 8. Buồng trứng tiết ra ơstrôgen và prôgestêron với số lượng ở mức tối đa sẽ tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi có tác dụng:

A. Ức chế tiết ra FSH và LH.

B. Kích thích tiết LH và ức chế tiết FSH.

C. Kích thích tiết FSH và LH.

D. Kích thích tiết FSH và ức chế tiết LH.

Câu 9. Hoocmôn nào kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng do tế bào kẽ tiết ra?

A. GnRH.

B. Testostêron.

C. LH.

D. FSH

Câu 10. Hình thức sinh sản vô tính được thực hiện ở cây

A. lạc.

B. mía.

C. đỗ.

D. ngô

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 2 - Đề 1)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.

B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

Câu 2. Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, hạt trần. 

B. Rêu, quyết.

C. Quyết, hạt kín. 

D. Quyết, hạt trần.

Câu 3. Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:

A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.

B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.

C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.

D. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.

Câu 4. Sinh sản hữu tính ở động vật là:

A. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 5. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:

A. Chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

B. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

C. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 6. LH có vai trò:

A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn

C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.

Câu 7. Thụ phấn là:

A. Sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ.

B. Sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.

C. Sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ

D. Sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm.

Câu 8. Ý nào không đúng khi nói về quả?

A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.

B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.

C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.

D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.

Câu 9. Khi phụ nữ có thai, nhóm hoocmôn nào sau đây được duy trì ở nồng độ cao?

A. ơstrogen và progesteron       

B. FSH và LH

C. FSH và progesteron       

D. ơstrogen và LH

Câu 10. Ở cây mướp có:

A. thụ tinh kép.                                            

B. thụ tinh chéo.

C. tự thụ phấn.                                              

D. A và C đúng.

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 2 - Đề 2)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản

A. có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái. có tái tổ hợp di truyền.

B. có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, không có tái tổ hợp di truyền.

C. không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, không có tái tổ hợp di truyền.

D. không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, có tái tổ hợp di truyền.

Câu 2. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản

A. có quá trình giảm phân tạo giao tử, có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, có tái tổ hợp di truyền.

B. có quá trình giảm phân tạo giao tử, có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái. không có tái tổ hợp di truyền.

C. không có quá trình giảm phân tạo giao tử, có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, không có tái tổ hợp di truyền.

D. không có quá trình giảm phân tạo giao tử, không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, không có tái tổ hợp di truyền.

Câu 3. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là

A. ghép chồi (mắt), ghép cành, chiết cành.

B. sinh sản bằng bào tử.

C. giâm cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

D. A và C đúng.

Câu 4. Thụ tinh kép là gì?

A. Là hiện tượng cùng lúc xảy ra sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng: một với tế bào trứng tạo hợp tử 2n, một với nhân (2n) bình thành tam bội (3n) khởi đầu của nội nhũ.

B. chi có ở thực vật hạt kín.

C .sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng hình thành hợp tử 2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.

D. A và B đúng.

Câu 5. Ở gà, vịt có

A. thụ tinh chéo, thụ tinh ngoài.                   

B. tự thụ tinh, thụ tinh trong.

C. thụ tinh chéo, thụ tinh trong.                    

D. tự thụ tinh, thụ tinh ngoài.

Câu 6. Biện pháp tránh thai mà người dưới 19 tuổi không nên sử dụng là:

A. uống thuốc viên tránh thai.                  

B. dụng cụ tử cung.

C. triệt sản.                                            

D. A và C đúng

Câu 7. Cơ chế điều hoà sản sinh trứng có sự tham gia của các hoocmôn:

A. GnRH, testostêrôn.                                  

B. FSH, LH.

C. prôgestêrôn, ơstrôgen.                               

D. B và c đúng.

Câu 8. Trong các nhận định sau, nhận định nào là không đúng khi nói về ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật:

(1) Tạo được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

(2) Duy trì và ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

(3) Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

(4) Thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Đáp án đúng là:

A. (1), (2)              B. (2), (4)              C. (2), (3)              D. (1), (4)

Câu 9. Sinh sản vô tính ở động vật gồm những hình thức nào?

A. Sinh sản bào tử, phân mảnh, trinh sinh, nảy chồi

B. Sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng, phân đôi, nảy chồi

C. Phân đôi, nảy chồi, trinh sinh, phân mảnh

D. Phân đôi, phân mảnh, sinh sản bào tử, nảy chồi

Câu 10. Khi chiết cành người ta thường lột vỏ đoạn gốc chiết. Mục đích của việc này là gì?

A. Dễ dàng cho việc bó bầu và cố định cành chiết.

B. Chặn dòng vận chuyển nhựa luyện tạo mô sẹo tại vị trí cắt vỏ.

C. Làm cho cây không cung cấp chất dinh dưỡng cho cành chiết từ đó dễ dàng lấy cành ra.

D. Làm cho các lá trên cành rụng giảm sự thoát hơi nước.

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 2 - Đề 3)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Điều nào sau đâu KHÔNG đúng khi nói về sự thụ tinh ở động vật?

A. Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà sự kết hợp giao tử đực và cái bên ngoài cơ thể.

B. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà sự kết hợp giao tử đực và cái bên trong cơ thể.

C. Thụ tinh ngoài làm hiệu suất giao tử đực và cái rất cao.

D. Thụ tinh trong có tỉ lệ hợp tử được tạo thành cao hơn.

Câu 2. Hướng tiến hóa trong sinh sản ở động vật là gì?

A. Từ sinh sản vô tính đến hữu tính; từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong; từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. Từ sinh sản hữu tính đến vô tính; từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong; từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. Từ sinh sản vô tính đến hữu tính; từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài; từ đẻ trứng đến đẻ con.

D.  Từ sinh sản hữu tính đến vô tính; từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong; từ đẻ con  đến đẻ trứng.

Câu 3. Biện pháp nào sau đây thúc đẩy trứng chín nhanh và hàng loạt:

A. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.

B. Nuôi cấy phôi và sử dụng hoocmon kích thích tổng hợp.

C. Sử dụng hoocmon kích thích tổng hợp và thay đổi các yếu tố môi trường.

D. Nuôi cấy phôi và thay đổi yếu tố môi trường.

Câu 4. Để mít chín nhanh người ta thường đóng cọc vào lõi quả nhằm:

A. Tác động cơ học để quả mít chín nhanh

B. Giúp ruột quả tiếp xúc tốt với oxy, thúc đẩy hô hấp làm mít chín nhanh

C. Thúc đẩy quả sản sinh nhiều etylen

D. Giảm các chất ức chế sự chín trong quả

Câu 5. Nhà bác nông dân A có nuôi 1 con lợn nái. Sau 1 năm nuôi mà con lợn này vẫn chưa động dục. Hãy chọn phương án giúp con lợn nái của bác nông dân nhanh động dục:

A. Cho lợn ăn thật nhiều

B. Cho lợn tắm nắng sớm

C. Cho tiếp xúc với các lợn nái khác đã động dục

D. Cho lợn tiếp xúc với lợn đực

Câu 6. Tại sao trước khi thi đấu vận động viên nữ thường được tiêm Testosterone như một loại thuốc kích thích?

A. Để vận động viên nữ không mệt mỏi khi luyện tập

B. Để ngừng chu kỳ kinh nguyệt tạm thời, tăng thể lực

C. Để làm cho vận động viên luôn tỉnh táo

D. Để đẩy nhanh quá trình rụng trứng không rơi vào thời điểm thi đấu

Câu 7. Biện pháp nào sau đây thúc đẩy trứng chín nhanh và hàng loạt:

A. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.

B. Nuôi cấy phôi và sử dụng hoocmon kích thích tổng hợp.

C. Sử dụng hoocmon kích thích tổng hợp và thay đổi các yếu tố môi trường.

D. Nuôi cấy phôi và thay đổi yếu tố môi trường.

Câu 8. Ong chúa có bộ NST là

A. n                     

B. 2n                   

C. 2n+1               

D. 3n

Câu 9. Cừu Đôly được tạo ra từ phương pháp

A. nhân bản vô tính                          

B. nuôi cấy mô

C. thụ tinh nhân tạo                          

D. tái sinh

Câu 10. Động vật lưỡng tính là

A. rắn                                               

B. ếch

C. gà                                                 

D. giun đất

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 2 - Đề 4)

Trắc nghiệm - Tự luận

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.

B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.

C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.

D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.

Câu 2. Sinh sản sinh dưỡng là:

A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.

B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.

C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.

D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 3. Ý nào không đúng khi nói về hạt?

A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.

B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.

C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.

D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.

Câu 4. Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương

sống?                                                        

A. Phân đôi.      

B. Nảy chồi.                          

C. Trinh sinh.   

D. Phân mảnh.

Câu 5. Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ

một cá thể mẹ?

A. Nảy chồi.   

B. Phân đôi.   

C. Trinh sinh. 

D. Phân mảnh.

Câu 6. Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:

A. Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.

B. Prôgestêron và Ơstrôgen.                      

C. Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.

D. Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.

Câu 7. Sự phối hợp của các loại hoocmôn nào có tác dụng kích thích phát triển nang

trứng và gây rụng trứng?

A. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), Prôgestêron và hoocmôn Ơstrôgen.

B. Prôgestêron, hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn Ơstrôgen.

C. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn

Ơstrôgen.

D. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và

Prôgestêron.

Câu 8. Đặc điểm của bào tử là:

A.   Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở

rộng vùng phân bố của loài.

B.    Tạo được ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng

vùng phân bố của loài.

C.    Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở

rộng vùng phân bố của loài.

D.   Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở

rộng vùng phân bố của loài.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?

Câu 2 (2 điểm): Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 2 - Đề 1)

Phần II.

Câu 1.

- Sinh sản vô tính không có sự tổ hợp của vật chất di truyền, sinh sản hữu tính luôn kèm theo sự tổ hợp của vật chất di truyền. (2 điểm)

- Do đó, có sự tổ hợp lại vật chất di truyền tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con, cá thể con mang đặc điểm di truyền phong phú của bố và mẹ có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi. (2 điểm)

Câu 2.

- Ở thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. (1 điểm)

- Còn ở thụ tinh ngoài, do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp. (1 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Tự luận: Nêu cơ chế điều hòa sinh trứng.

- FSH kích thích sự phát triển của bao noãn (nang trứng) và nang trứng chín (1 điểm)

- LH kích thích rụng trứng và tạo thể vàng (1 điểm)

- Ơstrogen và progesteron làm cho niêm mạc tử cung dầy lên, đồng thời tác động ngược trở lại gây ức chế tiết FSH và LH (1 điểm)

- Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH. Thể vàng tiết ra Ơstrogen và progesteron Sinh học ôn thi học kì II (2 điểm)

-  Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng teo lại thoái hóa, vùng dưới đồi lai kích thích tiết GnRH … và một chu kì mới phát động trở lại để hình thành bao noãn mới. (1 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Biện pháp nào làm tăng hiệu quả thụ tinh nhất?

A. Thay đổi các yếu tố môi trường.

B. Thụ tinh nhân tạo.                                 

C. Nuôi cấy phôi.

D. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp.

Câu 2. Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa

như thế nào?

A.   Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ

2n.

B.    Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ

4n.

C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 3n.

D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ

3n.

Câu 3. Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

A.   Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển

thành cơ thể mới.

B.    Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển

thành cơ thể mới.

C.    Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát

triển thành cơ thể mới.

D.   Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển

thành cơ thể mới.

Câu 4. Hạn chế của sinh sản vô tính là:

A.   Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác

nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.

B.    Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng  đồng nhất

trước điều kiện môi trường thay đổi.

C.    Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước

điều kiện môi trường thay đổi.

D.   Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp

trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 5. Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là:

A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.

B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.

C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân cảu giao tử cái.

D. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành

bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.

Câu 6. Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ

một cá thể mẹ?

A. Nảy chồi.   

B. Phân đôi.   

C. Trinh sinh. 

D. Phân mảnh.

Câu 7. Prôgestêron và Ơstrôgen có vai trò:

A.   Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt

động.

B. Kích thích phát triển nang trứng.

C. Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.

D. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn.

Câu 8. Điều hoà ngược âm tính diễn ra trong quá trình sinh tinh trùng khi:

A. Nồng độ GnRH cao.            

B. Nồng độ testôstêron cao.

C. Nồng độ testôstêron giảm.   

D. Nồng độ FSH và LH giảm.

Phần II. Tự luận (6 điểm) Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 2 - Đề 3)

Phần II.

Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: dùng các biện pháp để ngăn không cho tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng, hoặc ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung hình thành thai. (1 điểm)

– Tính ngày trứng rụng: tránh tinh trùng gặp trứng trong thời gian có thể thụ tinh.

– Bao cao su: Ngăn tinh trùng tiếp xúc với trứng. (1 điểm)

– Thuốc viên tránh thai: tác động đến hoocmôn, điều khiển quá trình chín và rụng của trứng (thường là ức chế quá trình này). (1 điểm)

– Dụng cụ tử cung: ngăn không cho trứng đã thụ tinh (nếu có) làm tổ trong tử cung, hình thành thai nhi. (1 điểm)

– Các biện pháp triệt sản ở nam và nữ: ngăn không cho sản sinh tinh trùng và trứng. Các biện pháp này có tính vĩnh viễn. (1 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Số lượng tế bào có trong một túi phôi là

A. 8            

B. 1            

C. 2                     

D. 3

Câu 2. Hạt không có nội nhũ gặp ở nhóm thực vật

A. Hạt kín                     

B. Hai lá mầm

C. Một lá mầm              

D. Hạt trần

Câu 3. Ong đực có bộ NST là

A. 2n                   

B. 3n                   

C. n                     

D. 2n-1

Câu 4. Ở thực vật, giao tử đực thụ tinh với trứng thực hiện bên trong của

A. đầu nhụy.

B. túi phôi.

C. bao phấn.

D. ống phấn

Câu 5. Sinh sản là gì?

A. Quá trình phân chia tế bào

B. Quá trình tạo ra những cây - con mới

C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

D. Quá trình cơ thể lớn lên và sinh sản

Câu 6. Hình thức sinh sản vô tính nào sau đây dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân?

A. Nảy chồi.                  

B. Trinh sinh.

C. Phân mảnh.               

D. Phân đôi

Câu 7. Thế nào là động vật lưỡng tính?

A. Là động vật mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái.

B. Là động vật chỉ có hình thức thụ tinh chéo.

C. Là động vật có hình thức thụ tinh ngoài.

D. Là động vật có khả năng tự thụ tinh

Câu 8. Thể vàng tiết ra hoocmôn nào sau đây để kích thích niêm mạc dạ con phát triển chuẩn bị cho hợptử làm tổ?

A. FSH và testostêron.            

B. Testostêron và GnRH.

C. Prôgestêron và ơstrôgen.     

D. FSH, LH

Phần II. Tự luận (6 điểm) Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính. 

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 2 - Đề 4)

Phần II.

* Sinh sản vô tính có ưu điểm:

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. (1 điểm)

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. (1 điểm)

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. (1 điểm)

+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. (1 điểm)

+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh. (1 điểm)

* Sinh sản vô tính có nhược điểm: Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết. (1 điểm)

Tham khảo các Đề thi, đề kiểm tra môn Sinh học 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học