Thực hành 2 trang 90 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Thực hành 2 trang 90 Toán lớp 6 Tập 2: – Mỗi góc trong Hình 3 có số đo là bao nhiêu?
- Dùng thước đo góc để xác định số đo các góc trong Hình 4.
Lời giải:
* Trong Hình 3 có:
- Đỉnh O trong mỗi góc trong hình trên đều trùng với tâm của thước.
- Một cạnh của góc là cạnh Oy đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
- Cần xác định xem cạnh còn lại của góc (cạnh Ox) đi qua vạch chỉ số nào trên thước đo góc, ta sẽ được số đo của góc đó.
Số đo của mỗi góc trong Hình 3:
- Trong hình a) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 40 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 40o.
- Trong hình b) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 135 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 135o.
- Trong hình c) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 90 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 90o.
- Trong hình d) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 180 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 180o.
Vậy số đo mỗi góc trong Hình 3 là:
Hình a) xOy= 40o;
Hình b) xOy= 135o;
Hình c) xOy= 90o;
Hình d) xOy= 180o.
* Trong Hình 4 có:
- Hình a) có một góc là xOy.
- Hình b) có ba góc là:BAC, ABC ,ACB .
Dùng thước đo góc, xác định số đo của mỗi góc trong Hình 4 như sau:
• Đo góc xOy:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Oy) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Ox. Ta thấy cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 95 trên thước đo góc.
Do đó, xOy = 95o.
• Đo góc BAC:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh A của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh AB) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh AC. Ta thấy cạnh AC đi qua vạch chỉ số 58 trên thước đo góc.
Do đó, BAC = 58o.
• Đo góc ABC:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh B của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh BC) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh BA. Ta thấy cạnh BA đi qua vạch chỉ số 58 trên thước đo góc.
Do đó, ABC = 58o.
• Đo góc ACB:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh C của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh CB) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh CA. Ta thấy cạnh CA đi qua vạch chỉ số 27 trên thước đo góc.
Do đó,ACB = 27o.
Vậy số đo mỗi góc trong Hình 4 là:
Hình a)xOy = 32o;
Hình b)BAC = 58o;ABC = 58o;ACB = 27o.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt hay, chi tiết khác:
Các bài học để học tốt Toán 6 Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt:
- Lý thuyết Toán 6 Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST