Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với Hiếu động (đầy đủ nhất)

Bài viết từ đồng nghĩa & từ trái nghĩa với từ Hiếu động chi tiết nhất đầy đủ ý nghĩa và cách đặt câu giúp học sinh Tiểu học phong phú thêm vốn từ vựng từ đó học tốt môn Tiếng Việt.

1. Nghĩa của từ “Hiếu động”

 

Hiếu động

Từ loại

Nghĩa của từ

Tính từ

thích hoạt động, không chịu ngồi yên (thường dùng với trẻ nhỏ, là con trai).

2. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của từ “Hiếu động”

- Từ đồng nghĩa của từ “hiếu động” là: sôi nổi, hoạt bát, năng động, hăng hái, nhiệt tình.

- Từ trái nghĩa của từ “hiếu động” là: thờ ơ, lầm lũi, lầm lì, lủi thủi

3. Đặt câu với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của từ “Hiếu động”

- Đặt câu với từ “hiếu động”:

+ Chú chó nhà em rất hiếu động, nó thích đi dạo và chơi đùa với mọi người. 

- Đặt câu với từ đồng nghĩa của từ “hiếu động”:

+ Bạn Linh là người rất sôi nổi trong các hoạt động của lớp.

+ Bạn Ngọc lớp em là một người rất hoạt bát.

+ Em là một học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài.

- Đặt câu với từ trái nghĩa của từ “hiếu động”:

+ Cô bé lầm lũi cúi đầu trước sự cười nhạo của các bạn.

+ Bạn ấy lầm lì và không hòa đồng với mọi người.

+ Cậu bé chỉ lủi thủi một mình mà không có bạn bè chơi cùng.

Định nghĩa từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Xem thêm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học