Đoạn văn diễn dịch lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Đoạn văn diễn dịch lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Đoạn văn diễn dịch là gì?

- Khái niệm: Là đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

- Ví dụ: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình...

(Theo Xuân Diệu)

→ Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể). Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn: “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”. Những câu văn sau đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ câu chủ đề.

II. Đặc điểm của đoạn văn diễn dịch

- Câu chủ đề đứng ở đầu câu.

- Các câu sau có chức năng làm sáng tỏ câu chủ đề.

III. Chức năng của đoạn văn diễn dịch

- Câu chủ đề ở đầu đoạn nhằm khẳng định và nhấn mạnh nội dung chính được nhắc đến trong đoạn văn.

IV. So sánh đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Đoạn văn

Diễn dịch

Quy nạp

Song song

Phối hợp

Giống nhau

- Đều là cách trình bày đoạn văn

Khác nhau

Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn

Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn

Không có câu chủ đề

Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn

V. Bài tập về đoạn văn diễn dịch

Bài 1.

Phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn sau:

Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

(Tô Hoài, O chuột)

Trả lời:

- Đoạn văn được triển khai theo kiểu song hành.

- Đoạn văn không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như: mưa ngớt, tạnh, trời.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác: