Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Sắc thái nghĩa của từ là gì?
- Khái niệm: Sắc thái nghĩa của từ thường được hiểu là phần nghĩa bổ sung, cung cấp chi tiết, màu sắc và sự phong phú cho nghĩa cơ bản của một khái niệm, một từ ngữ hoặc một tác phẩm văn học.
+ Nghĩa cơ bản thường chỉ là ý nghĩa chung, còn sắc thái là những yếu tố nhỏ, tinh tế, làm giàu thêm ý nghĩa và sự phức tạp.
- Ví dụ: Từ "tình yêu", nghĩa cơ bản là một cảm xúc tích cực và mạnh mẽ đối với người khác. Tuy nhiên, khi nói về sắc thái của tình yêu, bao gồm những yếu tố như tình yêu lãng mạn, tình bạn, tình yêu gia đình, hay tình yêu không đáng tin cậy.
II. Phân loại sắc thái nghĩa của từ
- Sắc thái miêu tả
Ví dụ: trắng tinh, trắng xóa chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, tạo cảm giác rất sạch; trắng xóa: trắng đều khắp trên một diện rộng)
- Sắc thái biểu cảm
Ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ,… thường có sắc thái thân mật; các từ Hán Việt đồng nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,… thường có sắc thái trang trọng.
III. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Sắc thái nghĩa là phần nghĩa bổ sung bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ. Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định... của người nói, như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh...
Ví dụ: Mặc dù cùng để chỉ người nhưng hai từ vị (vị đại biểu, vị khách...) thể hiện thái độ kính trọng và tên (tên cướp, tên trộm...) lại tỏ thái độ coi khinh.
=> Cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ để lựa chọn phù hợp.
IV. Bài tập về sắc thái nghĩa của từ
Bài 1:Tìm các từ trong khổ thơ dưới đây đồng nghĩa với từ đỏ. Sắc thái nghĩa của các từ ấy khác nhau thế nào? Vì sao đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật?
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu,
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
(Đoàn Văn Cừ, Đường về quê mẹ)
Trả lời:
– Từ đồng nghĩa với từ “đỏ”: thắm, hồng hào,..
– Sắc thái nghĩa của các từ:
+ Đỏ au: đỏ tươi.
+ Thắm: đậm màu.
+ Hồng hào: nhẹ nhàng, đầy sức sống.
=> Từ đỏ hợp với ngữ cảnh hơn, miêu tả đôi má của con người.
Bài 2. Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
(Mai Liễu, Mai em về Chiêm Hóa)
Trả lời:
– Từ đồng nghĩa với từ “ngút ngát”: bạt ngàn, mênh mông, bát ngát, ngút ngàn,… – Từ “ngút ngát” phù hợp hơn trong văn cảnh này bởi vì nó có sắc thái biểu cảm phù hợp với câu thơ hơn các từ đồng nghĩa khác.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)