Trợ từ lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Trợ từ lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Trợ từ là gì?

- Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

- Ví dụ: Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

II. Trợ từ có mấy loại?

Trợ từ gồm hai nhóm:

+ Trợ từ nhấn mạnh thường đi kèm các từ ngữ cần nhấn mạnh trong câu (chính, đích, ngay cả, chỉ, những...)

+ Trợ từ tình thái thường đứng ở đầu và ở cuối câu (à, ạ, ư, nhỉ, nhé, nào, cơ, cơ mà, thôi...) giúp tạo kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.

III. Vai trò của trợ từ trong câu

- Tạo sự rõ ràng và chính xác: Trợ từ giúp làm rõ ý nghĩa của một sự vật, sự việc hoặc tình huống cụ thể.

- Bày tỏ sự ngạc nhiên hoặc không tin: Trợ từ có thể giúp diễn đạt sự ngạc nhiên hoặc sự không tin của người nói.

- Điều chỉnh mức độ nhấn mạnh: Trợ từ giúp điều chỉnh mức độ nhấn mạnh trong câu, tạo ra sự khác biệt về mức độ quan trọng hoặc sự chắc chắn.

- Điều chỉnh thông tin: Trợ từ có thể giúp điều chỉnh thông tin trong câu, làm cho nó trở nên chính xác hơn hoặc phù hợp với ngữ cảnh.

- Tạo sự liên kết giữa các phần của câu: Trợ từ có thể giúp tạo ra sự liên kết giữa các phần của câu, giúp cho câu chuyện trở nên mạch lạc và dễ theo dõi hơn.

IV. Phân biệt trợ từ và thán từ


Trợ từ

Thán từ

Khái niệm

Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó.

Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp.

Vai trò

Biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.

Chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.

Phân loại

Có 2 loại:

- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…

- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…

Gồm 2 loại đó là:

- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…

Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.

- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.

Ví dụ

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.

- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.

=> Trợ từ đích thị nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.

V. Bài tập về trợ từ

Bài 1. Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau:

a. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ!

(Lão Hạc, Nam Cao)

b. Vâng, ông Giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng.

(Lão Hạc, Nam Cao)

c. Con chó của cháu nó mua đấy chứ!

(Lão Hạc, Nam Cao)

Trả lời:

a. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: "ạ".

b. Thán từ gọi đáp: "Vâng".

c. Tình thái từ nghi vấn: "chứ".

Bài 2. Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:

1. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc.

2. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.

Trả lời:

1. Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

2. Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học