Thành phần biệt lập tình thái lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Thành phần biệt lập tình thái lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Thành phần biệt lập là gì?

- Khái niệm: Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu.

- Ví dụ:

- Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ!

Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói.

II. Thành phần biệt lập tình thái là gì?

- Khái niệm: Thành phần biệt lập tình thái (hay còn gọi là thành phần tình thái) là thành phần câu dùng với mục đích chính nhằm để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.

III. Các nhóm thành phần tình thái

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ mức độ chắc chắn của câu cụ thể như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như…

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh…

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé…

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu nói.

IV. Nhận biết thành phần biệt lập tính thái trong câu

Dựa vào các yếu tố sau đây:

- Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu.

+ Các từ để nhận biết yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc trong câu thường sẽ là: chắc chắn, chắc hẳn, chắc vậy rồi... khi nói về độ tin cậy cao của người nói.

+ Các từ như: có lẽ, có vẻ như, dường như, hẳn là... dùng để chỉ độ tin cậy thấp.

- Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu sẽ có các từ như: theo tôi, theo ý tôi, ý mình là...

- Các yếu tố tình thái chỉ thái độ hay là mối quan hệ của người nói và người nghe sẽ có các từ cụ thể: à, á, nhé, nhỉ, hả...

V. Tác dụng của thành phần tình thái

- Thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu. Thành phần này thường sẽ không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu nhưng nó góp phần cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn cũng như sẽ giúp diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.

VI. Bài tập về thành phần biệt lập tình thái

Bài 1. Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

“Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.”

Trả lời:

Thành phần biệt lập trong câu là thành phần phụ chú, chúng ta có thể nhận biết đó là thành phần phụ chú vì trước cụm từ “cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” có một dấu gạch ngang.

Bài 2. Hãy chỉ ra thành phần biệt lập trong câu và nêu ý nghĩa của thành phần đó?

Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ta với những giá trị có sẵn.”

Trả lời:

- Thành phần biệt lập trong câu là “chắc chắn”, cụ thể hơn đây là thành phần tình thái sự mức độ tin cậy cao.

- Ý nghĩa là chỉ sự tin cậy của người nói ở mức độ cao.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học