Đoạn văn song song lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Đoạn văn song song lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Đoạn văn song song là gì?
- Khái niệm: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.
- Ví dụ
Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.
(Theo Internet)
→ Đoạn văn trên là đoạn văn song hành. Đoạn văn không có câu chủ đề, không có nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Tất cả các câu đều có vai trò ngang hàng nhau: Câu thứ nhất nêu đặc điểm về hình dáng, chất liệu của can chiếc nón lá; câu thứ hai nêu công dụng của chiếc nón lá; câu thứ ba liệt kê các loại nón lá; câu thứ tư mở rộng thêm kiến thức về một nón khác là nón lá dứa.
II. Đặc điểm của đoạn văn song song
- Không có câu chủ đề.
III. Chức năng của đoạn văn song song
- Đoạn văn nhằm triển khai nội dung song song với nhau.
IV. So sánh đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
Đoạn văn |
Diễn dịch |
Quy nạp |
Song song |
Phối hợp |
Giống nhau |
- Đều là cách trình bày đoạn văn |
|||
Khác nhau |
Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn |
Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn |
Không có câu chủ đề |
Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn |
V. Bài tập về đoạn văn song song
Bài 1. Xác định cách trình bày đoạn văn trong các đoạn trích sau:
a. Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam)
b. Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
(Lê Thị Tú An)
Trả lời:
a. Đoạn tổng – phân – hợp
b. Đoạn văn song hành
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
- Đoạn văn phối hợp lớp 8
- Từ Hán Việt lớp 8
- Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ lớp 8
- Câu hỏi tu từ lớp 8
- Nghĩa tường minh lớp 8
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)