Đoạn văn phối hợp lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Đoạn văn phối hợp lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Đoạn văn phối hợp là gì?

- Khái niệm: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

- Ví dụ:

Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình.

(Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh)

→ Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức tổng – phân – hợp. Câu thứ nhất nêu lên nhận định chung về nhân vật. Câu thứ hai và câu thứ ba đưa ra các biểu hiện cụ thể minh hoạ cho nhận định chung ấy. Câu cuối đúc kết thành một nhận định mới vừa phù hợp với nhận định ban đầu, vừa nâng cao hơn.

II. Đặc điểm của đoạn văn phối hợp

- Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn

III. Chức năng của đoạn văn phối hợp

- Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn nhằm giới thiệu và khẳng định lại nội dung chính được nhắc đến trong đoạn văn.

IV. So sánh đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Đoạn văn

Diễn dịch

Quy nạp

Song song

Phối hợp

Giống nhau

- Đều là cách trình bày đoạn văn

Khác nhau

Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn

Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn

Không có câu chủ đề

Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn

V. Bài tập về đoạn văn phối hợp

Bài 1. Xác định cách trình bày đoạn văn trong các đoạn trích sau:

a. Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

(Vũ Tú Nam)

b. Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.

(Lê Thị Tú An)

Trả lời:

a. Đoạn tổng – phân – hợp

b. Đoạn văn song hành

Bài 2. Phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn sau:

Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo ... mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại.

Trả lời:

- Đoạn văn được triển khai theo kiểu phối hợp.

- Câu đầu nêu khái quát về giá trị mà sách mang lại cho nhân loại.

+ 3 câu tiếp: Phân tích để chứng minh những lợi ích mà sách mang đến cho con người.

+ Câu cuối: Khẳng định lại vai trò của sách đối với nhân loại.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học