Từ Hán Việt lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Từ Hán Việt lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Từ Hán Việt là gì?

- Khái niệm:

+ Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.

+ Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

- Ví dụ: Gia đình, phụ mẫu,...

II. Đặc điểm của từ Hán Việt

- Sắc thái ý nghĩa: Tăng và mở rộng vốn từ, giúp từ mang thêm nhiều sắc thái, biểu hiện khác nhau.

+ Thể hiện được sắc thái ý nghĩa mang tính trừu tượng và khái quát hơn.

Ví dụ: Thổ huyết (hộc máu), viêm (loét),...

+ Sắc thái biểu cảm: Từ Hán Việt còn thể hiện được cảm xúc tốt hơn.

Ví dụ: băng hà (chết), phu nhân (vợ).

+ Sắc thái phong cách: Từ Hán Việt được sử dụng trong các lĩnh vực như hành chính, chính trị, khoa học, chính luận giúp sắc thái câu văn trang trọng hơn.

Ví dụ: thiên thu (ngàn năm), huynh đệ (anh em),...

III. Từ Hán Việt có mấy loại?

- Phân loại: Từ Hán Việt được chia làm 3 loại:

+ Từ Hán Việt cổ:

Những từ Hán Việt này được sử dụng từ trước thời nhà Đường. Phần lớn các từ Hán Việt cổ đều có nguồn gốc từ tiếng Hán của thời nhà Hán.

Ví dụ:

Bố trong (bố mẹ), có âm Hán việt cổ chữ “父” và âm Hán Việt là chữ “phụ”.

+ Từ Hán Việt:

Những từ Hán Việt này được sử dụng trong tiếng Việt từ giai đoạn thời nhà Đường đến nước ta vào khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ X.

Ví dụ: Tự nhiên, lịch sử, gia đình, trọng vọng…

+ Từ Hán Việt Việt Hóa:

Từ Hán Việt Việt hóa có quy luật biến đổi âm không giống hoàn toàn với từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ. Chính vì thế, việc phân biệt từ Hán Việt việt hóa và từ Hán Việt cổ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ:

Từ cầu trong “cầu đường” âm Hán Việt đọc là “kiểu”.

IV. Nhận diện từ Hán Việt

* Căn cứ mặt ngữ âm

- Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu: Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán-Việt:

+ Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am,...;

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián,... ;

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú, chủ, chương, ... ;

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai, khái, khải,... ;

+ Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ,...

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết Hán-Việt;

- Căn cứ vào vần:

+ Các vần chỉ có trong từ ngữ Hán - Việt: -uyn (trừ ngoại lệ: chuyền, chuyện), -uyêt, -ưu, -uy.

+ Những âm tiết có vần – êt đều là thuần Việt, trừ kết.

+ Các âm tiết có vần - âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán - Việt. Cụ thể: tâm, tẩm, cẩm,…là từ Hán - Việt. Có thể dựa vào trật tự cú pháp của từ ngữ và ý nghĩa khái quát để phân biệt các từ ngữ thuần Việt và Hán - Việt trong trường hợp này.

+ Các âm tiết có kết hợp âm - oa, -oan/ -uan, -oat thuộc về thuần Việt và cả Hán-Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán-Việt, cụ thể: noa (thê noa), noãn (trong noãn sào, noãn cầu,…); có vần được viết là - uan, chỉ có trong từ Hán-Việt, và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.

* Căn cứ mặt ngữ pháp

- Các từ ngữ Hán - Việt chưa bị Việt hóa hoàn toàn thường có cấu trúc ngược cú pháp Việt, cụ thể yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, ví dụ: lục quân, hải phận,...

- Đối với các từ ghép đẳng lập Hán - Việt thường thường ta không thể thay đổi trật tự giữa các thành tố, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như: đơn giản → giản đơn, tranh đấu → đấu tranh.

* Căn cứ mặt ngữ nghĩa

Các từ ngữ Hán-Việt thường có. nghĩa khái quát, trừu tượng; có tính mơ hồ về nghĩa.

* Căn cứ mặt phong cách

Các - từ ngữ Hán - Việt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại; nó thường được dùng trong phong cách sách vở.

V. Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt

- Khái niệm: Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt là hiện tượng các yếu tố Hán Việt thường cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau.

- Ví dụ:

+ Giới, với nghĩa là "cõi, nơi tiếp giáp" trong các từ như: giới hạn, giới thuyết,...

+ Giới, với nghĩa "răn, kiêng" trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới,...

+ Giới, với nghĩa "ở giữa, làm trung gian" trong các từ như: giới thiệu, môi giới...

+ Giới, với nghĩa "đồ kim khí, vũ khí" trong các từ như: cơ giới, cơ giới hoá,...

+ Giới, với nghĩa chỉ "một loài cây": kinh giới.

VI. Bài tập về nghĩa một số từ, thành ngữ Hán Việt

Bài 1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng về từ Hán Việt?

A. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng nhất của tiếng Việt.

B. Tất cả những từ mượn tiếng Hán được gọi là từ Hán Việt.

C. Yếu tố cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

D. Trong lớp từ Hán Việt không có hiện tượng đồng âm.

Câu 2. Đoạn văn sau có bao nhiêu từ Hán Việt?

Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển ông ảnh đủ màu: xanh lá mạ, tim phớt, hồng, xanh biếc,... Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Trả lời:

Câu

1

2

Đáp án

C

B

Bài 2. Tìm các từ Hán Việt có trong các câu sau:

A. Chiều hôm qua, Chủ tịch nước Lào và phu nhân đã đến thăm Việt Nam.

B. Cố đô Huế vẫn giữ nguyên vẹn một vẻ đẹp trầm mặc theo thời gian.

Trả lời:

Các từ Hán Việt:

a. tổng thống, phu nhân

b. cố đô, nguyên vẹn, trầm mặc, thời gian

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học