Đoạn văn quy nạp lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Đoạn văn quy nạp lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Đoạn văn quy nạp là gì?
- Khái niệm: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.
- Ví dụ: Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
(Theo Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 35)
→ Đoạn văn trên là đoạn văn quy nạp. Ba câu văn đầu tiên phân tích cấu tạo của tế bào lá cây, đưa ra các lí lẽ để giải thích cho việc lá cây cá màu xanh và chốt lại bằng câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.”
II. Đặc điểm của đoạn văn quy nạp
- Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn
- Các câu trước đó làm sáng tỏ câu chủ đề ở cuối đoạn.
III. Chức năng của đoạn văn quy nạp
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn nhằm khẳng định và chốt lại nội dung chính được nhắc đến trong đoạn văn.
IV. So sánh đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
Đoạn văn |
Diễn dịch |
Quy nạp |
Song song |
Phối hợp |
Giống nhau |
- Đều là cách trình bày đoạn văn |
|||
Khác nhau |
Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn |
Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn |
Không có câu chủ đề |
Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn |
V. Bài tập về đoạn văn quy nạp
Bài 1. Xác định cách trình bày đoạn văn trong các đoạn trích sau:
a. Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
(Trần Thanh Thảo)
b. Thế đấy,biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam)
Trả lời:
a. Đoạn văn quy nạp
b. Đoạn tổng – phân – hợp
Bài 2. Phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn sau:
a. Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở voi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình... Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
b.Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
(Tô Hoài, O chuột)
Trả lời:
a.
- Đoạn văn được triển khai theo kiểu diễn dịch.
- Câu chủ đề: “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”.
b.
- Đoạn văn được triển khai theo kiểu song hành.
- Đoạn văn không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như: mưa ngớt, tạnh, trời.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
- Đoạn văn song song lớp 8
- Đoạn văn phối hợp lớp 8
- Từ Hán Việt lớp 8
- Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ lớp 8
- Câu hỏi tu từ lớp 8
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)