Biện pháp tu từ đảo ngữ lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Biện pháp tu từ đảo ngữ lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?
- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).
- Ví dụ: “Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)
II. Đặc điểm và phân loại đảo ngữ
+ Đảo các thành phần trong câu
- Đảo ngữ các thành phần trong câu có nghĩa là thay đổi vị trí các thành phần của câu, tạo ra sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ.
- Ngoài ra, còn có đảo ngữ thứ tự giữa các tính từ trong câu để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, hoặc đảo ngữ trật tự giữa các động từ để gợi hình ảnh sống động cho người đọc hoặc người nghe.
+ Đảo ngữ các thành tố cụm từ
- Đảo ngữ các thành tố cụm từ cũng là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đảo ngữ. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giúp cho người đọc hay người nghe dễ dàng hình dung ra cảnh vật được miêu tả trong câu văn, lời thơ.
Ví dụ: “đồi nương biếc” → “biếc đồi nương”.
- Còn rất nhiều cách khác để thực hiện đảo ngữ các thành tố cụm từ. Chẳng hạn như đảo ngược trật tự giữa các cụm danh từ hoặc đảo thứ tự giữa các cụm động từ.
III. Tác dụng của biện pháp đảo ngữ
- Tăng tính nhấn mạnh và làm nổi bật ý muốn truyền đạt.
- Rõ ràng hóa thông điệp.
- Tạo sự thú vị và sáng tạo cho lời thơ, câu văn.
IV. Bài tập về đảo ngữ
Bài 1. Hãy chỉ rõ các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm của chúng.
Dừng chân nghỉ lại Nha Trang,
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.
Sóng Hồng
Trả lời:
- Gạch dưới các từ: Hiu hiu (gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả), Xanh xanh (gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp).
Bài 2. Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có dùng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn có đảo ngữ.
a. Đăng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
b. Đăng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh.
Trả lời:
– Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ. (Đảo vị trí của vị ngữ).
– Tác dụng của câu ván có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật bình thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả (“bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh”).
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
- Đoạn văn diễn dịch lớp 8
- Đoạn văn quy nạp lớp 8
- Đoạn văn song song lớp 8
- Đoạn văn phối hợp lớp 8
- Từ Hán Việt lớp 8
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)