Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (có đáp án) - Cánh diều

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Vài nét về văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội giải thích điều gì?

A. Giải thích các hiện tượng tự nhiên

B. Kinh nghiệm lao động sản xuất

C. Con người và xã hội

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3. Giá trị nội dung văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là gì?

A. Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.

B. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 4. Giá trị nghệ thuật văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là gì?

A. Lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp

B. Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Phân tích văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Câu 1. Câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ nhắc nhở chúng ta điều gì?

A. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt

B. Nhắc nhở kinh nghiệm lao động sản xuất

C. Nhắc nhở đề phòng người khác

D. Đáp án khác

Câu 2. Câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục có ý nghĩa gì?

A. Nhắc nhở vấn đề thời vụ

B. Nhắc nhở vấn đê chuẩn bị đất trong canh tác

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 3. Câu tục ngữ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông có ý nghĩa gì?

A. Tôm thường đi kiếm ăn lúc rạng sáng còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn xế chiều, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.

B. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.

C. Lúc buổi sáng và xế chiều người dân không nên đi đánh bắt tôm cá

D. Lúc buổi sáng và xế chiều là thời điểm thích hợp để người dân đi đánh bắt tôm cá

Câu 4. Câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm được hiểu theo lớp nghĩa nào?

A. Nghĩa đen

B. Nghĩa bóng

C. Nghĩa đen và nghĩa bóng

D. Đáp án khác

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chết trong hơn sống đục?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 6. Câu tục ngữ Có công mài sắt thể hiện truyền thống cao đẹp nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống kiên trì

B. Truyền thống hiếu học

C. Truyền thống nhân ái

D. Truyền thống yêu nước

Câu 7. Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nhắc nhở chúng ta điều gì?

A. Khi được hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải ghi nhớ, biết ơn công lao của người đã gây dựng nên nó.

B. Là bài học về thái độ sống chung thủy, có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác