Trắc nghiệm Dọc đường xứ Nghệ (có đáp án) - Cánh diều

Với 21 câu hỏi trắc nghiệm Dọc đường xứ Nghệ Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Vài nét về tác giả Sơn Tùng

Câu 1. Tác giả Sơn Tùng có tên thật là gì?

A. Nguyễn Sơn Tùng

B. Bùi Sơn Tùng

C. Trần Sơn Tùng

D. Phạm Thanh Tùng

Câu 2. Đâu là năm sinh năm mất của tác giả Sơn Tùng?

A. 1928 – 2021

B. 1928 – 2022

C. 1927 – 2020

D. 1927 – 2021

Câu 3. Nhà văn Sơn Tùng thường xuyên viết về ai?

A. Lãnh tụ Hồ Chí Minh

B. Các danh nhân cách mạng

C. Danh nhân văn hóa Việt Nam

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Vài nét về văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Câu 1. Văn bản Dọc đường xứ Nghệ do ai sáng tác?

A. Bùi Sơn Tùng

B. Nam Cao

C. Kim Lân

D. Ngô Tất Tố

Câu 2. Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được trích từ tác phẩm nào?

A. Bên khung cửa sổ

B. Người thầy đầu tiên

C. Búp sen xanh

D. Nhớ nguồn

Câu 3. Tiểu thuyết Búp sen xanh là tiểu thuyết viết về ai?

A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Vua Quang Trung

D. Thánh Gióng

Câu 4. Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết lịch sử

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Dọc đường xứ Nghệ là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Câu 6. Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 7. Nối cột A với cột B để xác định nội dung phù hợp

Khổ 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”)

 

Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn

Khổ 2 (tiếp đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”)

 

Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du

Khổ 3 (còn lại)

 

Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán

Câu 8. Có bao nhiêu câu chuyện lịch sử trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 9. Địa điểm đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện của cha con cụ Phó bảng trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ là?

A. Đền thờ Chu Văn An

B. Đền thờ Thục Phán – An Dương Vương

C. Vùng Ba Hòn: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách

D. Nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền

Câu 10. Đền thờ Thục Phán gắn với sự tích gì?

A. Sự tích An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

B. Sự tích vị “tướng quân rơi đầu”

C. Sự tích Thánh Gióng

D. Sự tích hòn Trống Mái

Phân tích văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Câu 1. Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào?

A. Tâm hồn lương thiện

B. Suy nghĩ thấu đáo

C. Lo xa về những việc trọng đại

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Tính cách nhân vật Côn như thế nào?

A. Ngoan ngoãn

B. Hiếu học

C.Hiền

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Tính cách của nhân vật cụ Phó bảng như thế nào?

A. Ân Cần

B. Từ tốn

C. Khí tiết

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

A. Việc cha ông ta đã bảo vệ đất nước từ ngàn xưa.

B. Tình cha con

C. Sự dạy dỗ

D. A và C đúng

Câu 5. Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

A. Ghi nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng quân.

B. Giới thiệu địa danh đất nước 

C. Vẻ đẹp thắng cảnh

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 6. Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì?

A. Quan lại cần phải lấy dân làm gốc

B. Vì dân thì mọi thời đều có, còn chức tước chỉ là nhất thời

C. Thương hay hại dân, dân đều ghi nhớ muôn đời.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Cụ Phó bảng giáo dục anh em Khiêm và Côn từ những câu chuyện như thế nào?

A. Những câu chuyện giản dị về quê hương

B. Những con người cống hiến cho quê hương đất nước

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 8. Khi nghe câu chuyện Mị Châu, Trọng Thủy cậu bé Côn đã có những suy nghĩ gì?

A. Nhận ra được âm mưu, toan tính của nhà Thục

B. Sự cả tin và coi trọng chữ tín của vua An Dương Vương và Mỵ Châu đã dẫn đến cơ sự đất nước rơi vào tay giặc.

C. Nhận ra Vua nhà Thục vẫn là người đáng tôn trọng vì có khí tiết

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác