Trắc nghiệm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (có đáp án) - Cánh diều

Với 18 câu hỏi trắc nghiệm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Vài nét về tác giả Phí Trường Giang

Câu 1. Tác giả văn bản Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang là ai?

A. Phí Trường Giang

B. Nguyễn Đình Thi

C. Nguyễn Thị Loan

D. Hoài Thanh

Vài nét về văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang

Câu 1. Từ ngàn đời này, vật dân tộc đã trở thành môn thể thao gắn bó sâu sắc với người dân vùng nào?

A. Bắc Ninh

B. Bắc Giang

C. Hải Phòng

D. Thanh Hóa

Câu 2. Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết

B. Thơ

C. Văn bản thông tin

D. Văn bản nghị luận

Câu 3. Văn bản giới thiệu về điều gì?

A. Nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang

B. Nét đặc sắc của hội thi thổi cơm

C. Nét đặc sắc của ca Huế

D. Nét đặc sắc của ca Huế

Câu 4. Để chuẩn bị cho hội vật, khâu quan trọng đầu tiên là gì?

A. Thực hiện nghi lễ bái tổ

B. Nghi thức xe đài

C. Nấu cỗ

D. Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ

Câu 5. Trong văn bản, người dân muốn gửi gắm điều gì thông qua đấu vật?

A. Niềm tin về một sự công bằng, đạo lý

B. Mong ước “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”

C. Niềm tin vào người anh hùng bảo vệ đất nước

D. Thể hiện sức mạnh của đấng nam nhi trong làng

Câu 6. Để được chọn là đô vật cho keo vật thờ, đô vật phải có phẩm chất như thế nào?

A. Có tiếng trong vùng, được công chúng ghi nhận tài năng

B. Có đức độ

C. Có kinh nghiệm cống hiến trong phong trào vật trong vùng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Sau nghi lễ bái tổ là nghi lễ gì?

A. Keo vật thờ

B. Giới thiệu hai đô vật

C. Xe đài

D. Thắp hương dâng lễ vật

Câu 8. Mục đích của keo vật thờ là gì?

A. Thể hiện sức mạnh của các đô vật

B. Giới thiệu phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công

C. Biểu diễn giải trí

D. Biểu diễn các thế võ kiếm tiền

Câu 9. Phong cách xe đài ở các vùng sau có đặc điểm như thế nào?

Miền núi

 

Uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”

Vùng đồng bằng

 

Những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” hay như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”

Vùng ven biển

 

Tựa như “hổ phục vồ mồi”

Câu 10. Khi kết thúc keo vật, cả hai đô sẽ làm gì?

A. Cùng phải thua

B. Một thua một thắng

C. Bất phân thắng bại

D. Đấu đến khi tìm ra người thắng

Phân tích văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang

Câu 1. Phong cách xe đài ở miền núi có đặc điểm như thế nào?

A. Tựa như "hổ phục vồ mồi"

B. Uyển chuyển như "xe tơ dệt vải"

C. Những động tác như thể chèo thuyền "lúc khoan, lúc mau" hay như làn sóng “lúc hiền lúc dữ”

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Phong cách xe đài ở vùng đồng bằng có đặc điểm như thế nào?

A. Tự như "hổ phục vồ mồi"

B. Uyển chuyển như "xe tơ dệt vải"

C. Những động tác như thể chèo thuyền "lúc khoan, lúc mau" hay như lànn sóng “lúc hiền lúc dữ”

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Phong cách xe đài ở vùng ven biển có đặc điểm như thế nào?

A. Tự như "hổ phục vồ mồi"

B. Uyển chuyển như "xe tơ dệt vải"

C. Những động tác như thể chèo thuyền "lúc khoan, lúc mau" hay như làn sóng “lúc hiền lúc dữ”

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?

A. Ở hội vật Bắc Giang, đô vật “xe đài” theo tư các tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”

B. hoặc hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”

C.  Các tư thế xe đài đều gắn bó mật thiết tới đặc điểm phong tục, địa lý của vùng đất.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Mục đích của keo vật thờ là gì?

A. Keo vật thờ trước hết là một hoạt động có ý nghĩa tâm linh nhằm báo cáo với thần linh về hội vật và gửi gắm nguyện ước của người dân mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

B. Bên cạnh đó, keo vật thờ diễn ra với những động tác chậm rãi, đẹp mắt được thực hiện bởi hai đô vật tài ba, đức độ.

C. Đây chính là cơ hội để khán giả được chứng kiến nét hay, nét đẹp của môn vật và biến hội vật trở thành chiếc cầu nối truyền tải văn hóa lâu đời của dân tộc.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.

A. Sới vật” là sàn đấu hình tròn đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật. “Hội vật” là một lễ hội bao gồm phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.

B. Sới vật” là sàn đấu hình vuông đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật. “Hội vật” là một lễ hội bao gồm phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.

C. Sới vật” là sàn đấu hình tròn đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật. “Hội vật” là một lễ hội không có phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 7. “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

A. Giới thiệu một cách trang trọng về hai đô vật.

B. Trống chầu vang lên lần một, hai đô vật vào tư thế chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn.

C. Trống chầu vang lên lần hai, hai đô vật vừa khom lưng bái tổ vừa tiến ba bước rồi lùi ba bước.

D. Cả 3 đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác