Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Cánh diều
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.
Ôn tập tổng hợp học kì 2
Câu 1. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Kể chuyện
B. Thể hiện cảm xúc
C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
D. Truyền đạt kinh nghiệm
Câu 2. Có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện Đẽo cày giữa đường là gì?
A. Phê phán người không có chính kiến của mình
B. Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
C. Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?
A. Sống ở môi trường tù túng, nhỏ bé, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh
B. Sống trong môi trường như thế lâu dần sự hiểu biết của con người trở nên nông cạn
C. Hiểu biết hạn hẹp dẫn tới tâm lí chủ quan, kiêu ngạo
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được kể bằng hình thức nào?
A. Văn xuôi
B. Văn vần
C. Tự sự
D. Truyện ngắn
Câu 5. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu
“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi”
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Câu 6. Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" là gì?
A. Do các thầy không có chung ý kiến
B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật
C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh
D. Do các thầy không nhìn thấy
Câu 7. Truyện Thầy bói xem voi phê phán điều gì?
A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.
B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.
C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
D. Phê phán thái độ cầu toàn, không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.
Câu 8. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa chuyển.
B. Nghĩa gốc.
C. Nghĩa hàm ẩn
D. Nghĩa đen
Câu 9. Bài thơ "Mây và sóng" là lời của ai, nói với ai?
A. Lời của người mẹ nói với đứa con
B. Lời của đứa con nói với mẹ
C. Lời của con nói với bạn bè
D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.
Câu 10. Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?
A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
D.Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
Câu 11. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì?
A. Sử dụng từ trái nghĩa.
B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.
D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
Câu 12. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 13. Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào?
A. Phương thức tự sự
B. Phương thức kể chuyện
C. Phương thức miêu tả
D. Cả A và C đúng
Câu 14. Giá trị nội dung tác phẩm "Trưa tha hương" là:
A. Văn bản như lời yêu cầu, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.
B. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.
C. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với tuổi thơ của người bạn với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.
D. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, không có gì khắc sâu hình bóng quê nhà.
Câu 15. Những thuật ngữ sau: danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ thuộc lĩnh vực nào?
A. toán học
B. hóa học
C. ngôn ngữ học
D. vật lí học
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều