Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159 - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Câu 1 (trang 159 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc thêm các văn bản nghị luận xã hội có chủ đề tương tự các văn bản trong Bài 5.
Trả lời:
Các văn bản nghị luận xã hội tương tự các văn bản trong Bài 5:
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)
- Đừng gây tổn thương (Ca-ren Ca-xây)
- Bản sắc là hành trang (Nguyễn Sĩ Dũng)
- Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)
Câu 2 (trang 159 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Sưu tầm và ghi lại một số đoạn văn, bài văn phân tích các tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn 12, tập một.
Trả lời:
Tình đồng chí, tình đồng đội keo sơn gắn bó luôn là một đề tài muôn thuở cho các nhà thơ tìm về miền đất nhiều kí ức. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, những sự hi sinh, gian lao vất vả mà người chiến sĩ đã trải qua để mang lại cuộc sống yên bình cho bao người, họ còn bộc lộ những nét đáng yêu, tinh nghịch đậm chất lính. Quang Dũng cũng đã hòa mình vào với chất lính cụ Hồ để xây dựng nên bức tượng đài người lính vừa đẹp, vừa hùng tráng mà đầy khí phách:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
.......
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Bài thơ Tây Tiến như một kí ức đẹp mỗi khi ta nhớ tới Quang Dũng. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa binh đoàn Tây Tiến chưa được lâu, tại Phù Lưu Chanh, với nỗi lòng nhớ Tây tiến da diết, ông viết bài Nhớ Tây Tiến, sau ông đổi tên thành Tây Tiến. Bài thơ được tin trong tập Mây đầu ô.
Mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã thốt lên Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. Hòa mình vào nỗi nhớ dai dẳng không hồi kết, địa danh Tây Tiến gắn liền với con sông Mã hào hùng nó không chỉ là một người bạn thân thiết với mỗi người lính mà nó còn là một chứng nhân lịch sử. Điệp từ nhớ được nhắc lại ở câu thơ thứ hai nhấn mạnh nỗi nhớ da diết. Đặc biệt, khi kết hợp với từ láy chơi vơi càng tạo điểm nhấn kéo dài nỗi nhớ ấy, nó như thấm nhuần vào từng ngõ ngách tâm trí của nhà thơ.
Nỗi nhớ ấy tiếp tục bao trùm lên những câu thơ tiếp theo của Quang Dũng:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Trong những khổ thơ này, chúng ta đặc biệt nhấn mạnh đến các địa danh đã đi cùng năm tháng với người lính: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông… Những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã từng đi qua, dừng chân nghỉ ngơi. Nhà thơ đã sử dụng một loạt từ láy tượng hình khúc khuỷu, thăm thẳm để miêu tả địa hình khó khăn mà người lính phải hành quân qua. Bên cạnh đó, hình ảnh súng ngửi trời như là một chi tiết đắt giá sáng rõ nhất cho cả khổ thơ trên. Súng biểu tượng cho chiến tranh, lại đang ngửi trời, khát vọng hòa bình, tự do của loài người. Đây cũng là một nét tinh nghịch của người lính trong thơ Quang Dũng. Đứng trên đỉnh dốc cao, hun hút, họ nhìn xuống Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống thấy thiên nhiên thật hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng đậm chất trữ tình Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Chỉ với 8 câu thơ đầu, Quang Dũng đã lột tả được nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Tiến, về người lính Tây Tiến vừa đẹp đẽ lại chân thực. Nhà thơ tiếp tục lia ngòi bút sắc bén của mình để phác họa hình ảnh người lính có những lúc mệt mỏi:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Hình ảnh người lính Tây Tiến trên đường hành quân có những lúc tưởng chừng như phải khuất phục trước thiên nhiên hay hi sinh gục lên mũi súng bỏ quên đời. Có người cho rằng ý của nhà thơ ở chỗ này thể hiện các anh chiến sĩ do mỏi mệt quá nên gục xuống nghỉ ngơi nhưng cũng có người cho rằng họ hi sinh, họ chìm vào một giấc ngủ ngàn thu tươi đẹp. Nhưng dù nhìn vào khía cạnh nào ta cũng thấy sự khốc liệt của thiên nhiên, của chiến tranh đã đưa đẩy những người chiến sĩ vào vòng xoáy của sự đấu tranh sống còn vì tương lai của đất nước. Từ láy chiều chiều, đêm đêm càng lột tả được sự hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, nơi luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách đang rình rập người lính. Để rồi đoàn quân Tây Tiến vẫn vượt qua:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu Mùa em thơm nếp xôi
Hai câu thơ rất đỗi giản dị miêu tả cuộc sống thi vị hàng ngày với hình ảnh cơm lên khói, nếp xôi.
Quang Dũng tiếp tục hồi tưởng về đoàn quân hào hùng ấy với nét lãng mạn, hào hoa pha chút tinh nghịch:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Câu thơ có cả hình ảnh, âm nhạc khèn, ánh sáng của ngọn đuốc, đối lập hoàn toàn với những cảnh khó khăn nguy hiểm mà người lính đã trải qua ở phần trên. Nhà thơ không chỉ chú trọng tới hình ảnh người lính đã mang màu sắc lãng mạn mà còn khắc họa chân dung bức tượng đài người lính sừng sững oai phong với ngôn ngữ gai góc, sắc nhọn mà chân thực:
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Chỉ với 8 câu thơ Quang Dũng đã lột tả được sự gian khổ, khắc nghiệt của thời tiết núi rừng Tây Bắc với căn bệnh sốt rét hoành hành khiến cho đoàn binh không mọc được tóc. Rồi họ vẫn mơ mộng, nhớ về người thân nơi quê nhà, nhớ tới người thân của họ nơi tiền tuyến. Họ không chỉ phải đối mặt với thời tiết kinh hoàng mà họ còn phải đánh đổi cả mạng sống của mình để bảo vệ quê hương. Hình ảnh ẩn dụ áo bào thay chiếu như mang một nỗi niềm xót xa. Những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình, họ đã anh dũng nằm lại với đất mẹ. Đất mẹ ôm ấp vỗ về họ như những đứa con cần được bao bọc, chở che. Đây là đoạn thơ mang âm hưởng hào hùng bi tráng nhất bài thơ. Đến cả Sông Mã cũng phải gầm lên bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn.
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Kết thúc bài thơ là một nỗi buồn còn đọng lại trong lòng người đọc – một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía. Tây Tiến vẫn như đang mời gọi, gieo vào lòng nhà thơ một cảm giác khó nói thành lời.
Phân tích Tây Tiến của Quang Dũng, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ mà tráng lệ đồng thời cũng xây dựng một bức tượng đài người lính hùng dũng đáng ngợi ca, khâm phục. Bằng ngòi bút sắc sảo, giọng thơ sâu lắng nhiều tình cảm, “Tây Tiến” như một ngọn gió mới thổi vào thơ ca Việt Nam một luồng gió mới – một miền kí ức hào hùng sâu sắc.
Câu 3 (trang 159 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích và lập dàn ý cho bài viết ấy.
Trả lời:
* Dàn ý phân tích bài Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Thân bài
2.1. Phân tích, đánh giá về chủ đề, nội dung:
a. Chủ đề và cảm hứng chủ đạo:
- Chủ đề: tình cảm dành cho con người, quê hương và đất nước.
- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ thương da diết về thiên nhiên, cảnh sắc và con người vùng Tây Bắc.
b. Bức tranh thiên nhiên: nổi bật là hình ảnh hoa mận trắng muốt bung nở ở đầu cành.
c. Cuộc sống sinh hoạt của con người vùng Tây Bắc:
* Hình ảnh lũ trẻ chơi đùa trong mùa hoa mận:
- Bầu không khí náo nức, vui tươi: Con trai háo hức chơi cù/ Con gái rộn ràng khăn áo.
- Hình ảnh bóng bay: gửi gắm, thể hiện ước mơ của lũ trẻ vùng cao.
* Hình ảnh người lớn trong mùa hoa mận: Mẹ chuẩn bị lá, gạo/ Cha căng nỏ/ Người già khẩn trương làm đu.
→ Bầu không khí có sự hối hả.
d. Hình ảnh ngôi nhà và tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Ngôi nhà hiện lên chân thực, mang nét đặc trưng của lối nhà ở nơi vùng cao:
+ Tường được làm bằng bất nện.
+ Bếp lửa ở giữa nhà với ánh sáng rực hồng.
- Nhân vật trữ tình: luôn hướng lòng mình về người thân, quê hương yêu dấu.
2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
- Biện pháp điệp cấu trúc Cành mận bung trắng muốt.
- Hình ảnh thơ gần gũi, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
- Ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, dễ hiểu.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
* Bài viết:
Khi đến với vùng rừng núi Tây Bắc, ta bắt gặp hình ảnh trong trắng của hoa mơ, hoa mận. Đó không chỉ là tín hiệu của mùa xuân mà còn là tín hiệu của quê hương. Với những người con xa quê, khi nhìn thấy sắc trắng của hoa mơ hoa mận cũng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến. Bài thơ mùa hoa mận được tác giả Chu Thủy Liên sáng tác năm 2007 đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc về quê hương buôn làng của những con người đi xa.
Bài thơ với ba khổ thơ nhưng mỗi khổ thơ đã bắt đầu bằng hình ảnh hoa mận nở trắng muốt Cành mận bung cánh mướt. Với sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở khắp vùng trời Tây Bắc, dường như là tín hiệu của mùa xuân và cũng từ đây nó chính là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê hương mình. Dưới tán mận, dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mận, đó là toàn bộ những hoạt động bình dị của người dân hiện ra thân thương
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Có lẽ khi xuân về, niềm vui háo hức nhất có lẽ là lũ trẻ nhỏ. Chúng rộn ràng sung sướng vì được mặc áo mới. Được chơi những trò chơi dân gian, con trai thì háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo. Niềm vui ấy như lan tỏa sang không khí xung quanh, các từ láy háo hức, rộn ràng giúp cho ý thơ tươi vui rộn rã. Ta như thấy được nụ cười trong trẻo của lũ trẻ và dường như những cành mận cũng vui với lũ trẻ chứng kiến biết bao ước mơ theo con đường trưởng thành của chúng.
Cành mận bung cánh mướt
Giục mẹ xôn xang lá gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không khí sinh hoạt thật vui tươi, nhộn nhịp, tất bật và khẩn trương. Dưới tán mận mẹ vội vàng rửa lá, ngâm gạo để chuẩn bị thổi xôi, làm bánh dâng tổ tiên mong cho một vụ nổ ấm no. Cha đi căng cánh nỏ, người già hối hả làm đu để chuẩn bị cho những trò chơi dân gian vào năm mới. Động từ giục xuất hiện liên tiếp ở ba dòng thơ gợi một không gian khẩn trương, rộn rã, tưng bừng cả buôn làng. Từ già đến trẻ đều háo hức phấn khởi chờ đón một mùa xuân mới.
Cành mận bung trắng muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
Trong những ngôi nhà truyền thống của người dân tộc, mùi hương lúa nếp tỏa ra thơm lừng dân làng thổi xôi làm cơm, ủ men, thịt lợn, làm bánh. Căn bếp tràn ngập không khí ánh lửa bập bùng. Không khí thật ấm cúng, hạnh phúc làm sao. Tác giả đã thật tinh tế khi viết giục lửa hồng nở hoa trong bếp giúp chúng ta cảm nhận được hương vị của mùa xuân đã lan tỏa khắp các ngõ ngách của buôn làng. Với màu trắng của hoa mận cánh trắng tinh khôi sắc trắng và trùm cả cưỡng con đường trên suối, bàn làng, làm cho quê hương tươi đẹp hơn. Chính màu sắc ấy cũng dấy lên trong lòng những người xa quê cảm xúc bồi hồi, nhớ thương da diết. Ai đi xa chẳng mong nhớ về, nhất là khi năm mới đến, con người ta lại càng da diết nỗi nhớ quê hương hơn. Hoa mận chính là sự hoài niệm và cũng là tín hiệu dẫn lối con người ta trở về với quê hương, nơi ta sinh ra và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.
Với thể thơ năm chữ không gieo vần, không nặng nề về hình thức, mạch của cảm xúc của nhà thơ chi phối đến mạch chung của bài thơ. Với những nét vẽ tinh tế, nhà thơ đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng cùng quê hương vào những ngày năm mới.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều