Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 14 → trang 19 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Đọc trước Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục.
- Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt.
Trả lời:
* Thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục.
- Tác giả:
+ Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự), chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI.
+ Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
+ Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông).
+ Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.
+ Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
- Tác phẩm Truyền kì mạn lục:
+ Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
+ Nhan đề: Truyền kì mạn lục (truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép): ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.
* Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt:
- Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự), chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI.
- Các học giả thời phong kiến (các sử gia, các nhà trước tác) cho Tản Viên là “hạo khí anh linh của trời đất sinh ra” (Kiều Phú, trong Lĩnh Nam chích quái), hoặc cho “Tản Viên là một trong 50 người con theo cha xuống biển của Lạc Long Quân, Âu Cơ” (Đúng ra thì phải là chắt khoảng đời thứ 19). Chàng “từ biển đi vào, qua cửa Thần phù, ngược sông Hồng đến Long Đỗ (Hà Nội), Trấn Trạch, rồi ngược sông Lô, đến Phúc Lộc giang”. Từ đấy, “nhìn thấy núi Tản Viên cao vời, xinh đẹp, lại thêm phía dưới dân chúng thuần phác, thái bình”, nên chàng “đã làm một con đường thẳng như kẻ chỉ, từ Bạch Phiên Tân lên thẳng phía nam núi Tản Viên, tới động An Uyên, thì lập diện để nghỉ ngơi” (Trấn Thế Pháp, cũng trong “Lĩnh Nam chích quái”, nhưng là một di bản). Các tác giả “Lịch triều hiến chương” (Phan Huy Chú) và “Việt sử thông giám cương mục” … cũng đều có những quan niệm tương tự.
- Theo quan niệm của mọi người, Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì?
Trả lời:
- Thái độ của mọi người chứng tỏ Tử Văn đã làm việc không nên làm vì vậy mọi người lo lắng, sợ thay cho Tử Văn.
Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?
Trả lời:
- Thổ thần rất muốn thưa kiện nhưng những ngôi đền xung quanh chỉ vì một chút tham lam mà bao che khiến cho thổ thần chỉ đành nhẫn nhịn.
=> Thổ thần là người tốt nhưng không có gan chống lại cái ác quyết liệt.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý về sự ý thức của Tử Văn về nhân cách của chính mình.
Trả lời:
- Tử Văn tự ý thức được mình là kẻ sĩ ngay thẳng, bản thân không làm gì có lỗi thì không phải chịu cái chết oan uổng.
Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Câu nói này của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Diêm Vương là người quan mẫu mực đứng về lẽ phải liêm chính. Ngài cảm thấy rất tức giận khi có sự việc dối trá như vậy.
Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chi tiết Tử Văn “chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Chi tiết có ý nghĩa: Tử Văn dù làm quan nhưng vẫn tôn trọng với những người quen không hề có ý kiêu căng ngạo mạn.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần
Trả lời:
Văn bản có thể chia làm 4 phần:
- Phần 1 (từ đầu … không cần gì cả): Tử Văn đốt đền.
- Phần 2 (tiếp…khó lòng thoát nạn): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.
- Phần 3 (tiếp…sai lính đưa Tử Văn về): Tử Văn thắng kiện.
- Phần 4 (còn lại): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật?
Trả lời:
* Những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn:
- Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn.
- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, đứng về lẽ phải.
* Tác giả lựa chọ những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật vì: nó trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong văn bản, Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật nào? Qua các quan hệ này, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?
Trả lời:
- Nhân vật Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật:
+ Viên bách hộ họ Thôi
+ Thổ thần
+ Diêm Vương
- Tử Văn hiện lên với những phẩm chất cương trực, ngay thẳng, không khuất phục trước cái ác, cái xấu.
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu ý nghĩa của các yếu tố kì ảo trong truyện. Chỉ ra sự tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ trong một số truyện cổ dân gian?
Trả lời:
- Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo:
+ Góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, kịch tính gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
+ Làm nổi bật chủ đề, nội dung và tính cách của từng nhân vật.
- Sự tiếp thu sáng tạo:
+ Có sự kế tục cả hai thể loại văn học dân gian nêu trên trong việc phản ánh quan niệm, phản ánh ước mơ và tư duy suy hình.
+ Thể hiện được điểm mới trong quan niệm của tầng lớp trí thức phong kiến mang tinh thần dân tộc. Trong truyện truyền kì, dấu ấn cá nhân của tác giả và tầng lớp trí thức được bộc lộ.
Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu nhận xét của em về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện.
Trả lời:
- Chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện là dẫn dắt người đọc đến từng đoạn của câu chuyện, giúp người đọc hình dung về nhân vật chính Ngô Tử Văn và những diễn biến đến khi Ngô Tử Văn được minh oan và được làm chức quan phán sự.
Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”.
Trả lời:
Lời bình ở cuối truyện muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người . Ở đời chỉ sợ con người không đủ can đảm để đứng lên chống lại những điều gian ác, thấy khó khăn đã nản lòng rồi buông xuôi mặc kệ cái ác tồn tại. Qua lời bình có thể thấy lời nhắn nhủ của tác giả: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều