Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa trang 71, 72 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3000 đuy-ca không tính lãi với điều kiện: Sau ba tháng, nếu người vay không hoàn trả số tiền đúng ngày và nơi quy định thì người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay. Theo em, giao ước ấy mắc lỗi gì khiến Sai-lốc phải chịu thua trước lập luận sắc bén của Poóc-xi-a?

Trả lời:

- Giao ước mắc lỗi dùng từ.

- Điều kiện của giao ước mang thông tin không đầy đủ cho nên không họp lý. Giao ước chỉ đề cập đến lấy cân thịt nhưng không bao gồm máu hay tính mạng của người bị lấy. Bởi vậy cuối cùng ông ta không thể nào lấy 1 cân thịt sát ngực mà không lấy đi máu và sinh mạng của người bi lấy được.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.

a) Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.

b) Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

c) Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.

d) Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình.

(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

Trả lời:

a)

- Câu phạm lỗi lô gích: mở cửa xelên đường việc làm này đi ngược lại với thực tế.

- Cách sửa : Anh ta mở khoá, mở cửa, ngồi vào ghế, khởi động xe và lên đường.

b)

- Câu phạm lỗi lô gích: câu chứa các từ ngữ thiếu nhất quán.

- Cách sửa: Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

c)

- Câu phạm phải lỗi lô gích: vì câu chứa hai thông tin mang nghĩa trái ngược.

- Cách sửa: Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được một con cá chép, thật phí công.

d)

- Câu phạm phải lỗi mơ hồ: Khi tất cả vụ việc này kết thúc có thể hiểu là khi U-thát ngừng kêu vô tội hoặc khi tìm ra kẻ đã đầu độc hoàng thân, hoặc tìm ra kẻ nói dối.

- Cách sửa: Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tìm ra chân tướng sự việc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tính mơ hồ của những câu dưới đây. Hãy viết lại để mỗi câu chỉ có một cách hiểu.

a) Đây là dung dịch độc nhất.

b) Áp dụng phương pháp học tập mới là quan trọng.

c) Cả nhà hát say sưa theo ca sĩ.

d) Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem đánh nhau.

Trả lời:

a)

- Các cách hiểu:

+ Đây là dung dịch độc nhất vô nhị

+ Đây là dung dịch có tính độc cao nhất

- Viết lại câu: Đây là dung dịch rất độc.

b)

- Các cách hiểu:

+ Áp dụng phương pháp học tập mới vào giảng dạy là rất quan trọng

+ Áp dụng phương pháp học tập vào giảng dạy mới là quan trọng

- Viết lại câu: Phương pháp học tập mới này là quan trọng.

c)

- Các cách hiểu:

+ Cả nhà hát say sưa theo lời ca sĩ.

+ Cả nhà hát say sưa theo người ca sĩ.

- Viết lại câu: Mọi người trong nhà hát đều say sưa theo ca sĩ.

d)

- Các cách hiểu:

+ Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem cầu thủ đánh nhau

+ Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem khán giả đánh nhau

- Viết lại câu: Hàng trăm người xem đã đánh nhau trong trận đấu.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):  Khảo sát và viết báo cáo kết quả khảo sát về lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử.

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỖI LÔ GÍCH VÀ LỖI DIỄN ĐẠT MƠ HỒ TRÊN MỘT SỐ TRANG BÁO ĐIỆN TỬ

1. Mục tiêu: Tìm và khảo sát lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một số trang báo điện tử

2. Nội dung khảo sát: lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử

3. Kết quả khảo sát

3.1. Lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ ở phần tiêu đề

- Số lượng: 15

- Nội dung: Phần tiêu đề trên một số trang báo điện tử phạm lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ

- Minh họa cụ thể :

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 | Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 | Ngắn nhất Cánh diều

- Đánh giá: Nhiều trang báo nhằm tạo độ hot hay những tiêu đề giật tít, nhanh chóng tiếp cận khán giả mà đã đưa ra những tiêu đề phạm lỗi lô gích hay lỗi diễn đạt mơ hồ. Hậu quả đã đưa đến nhiều cách hiểu, dẫn đến người đọc không nắm được điều tiêu đề hướng tới.

3.2. Lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ ở phần nội dung

- Số lượng: 20

- Nội dung: Phần nội dung trên một số trang báo điện tử phạm lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ

- Minh họa cụ thể:

+ Bài Nữ tiểu thư nổi tiếng nhà đại gia bậc nhất Việt Nam (báo Việt Nam Nét, ngày 20/2/2015) có câu “Ái nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc là con gái của doanh nhân quá cố Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam Cường Lê Thị Thúy Ngà ”.  Ái nữ đã có nghĩa người con gái yêu quý, dùng thêm một từ con gái sẽ trở nên rườm rà, tối nghĩa.

+ Báo Việt Nam Nét (vietnamnet.vn), ngày 14/6/2015, trong bài Thót tim kể chuyện dông lốc khiến Hà Nội tan hoang, có câu “Khiếp sợ nhất vẫn là những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dông xảy ra”. Để mô tả ai đó, vật nào đó đang đi trên đường thì người ta dùng từ “lưu thông” chứ không dùng từ “lưu hành” (đưa ra sử dụng rộng rãi).

+ “Sau khi kết thúc Đại hội điểm Ban Thường vụ tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho các chi bộ, đảng bộ đại hội sau” (Tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ - báo Hànộimới, ngày 17/6/2015).

- Đánh giá: Các nội dung trong các bài báo cũng phạm nhiều lỗi diễn đạt mơ hồ và lỗi lô gích khiến người đọc không thể nắm được đúng nội dung bài báo muốn diễn đạt, thậm chí có thể gây hiểu nhầm, lạc xa so với nội dung bài báo đề cập.

4. Tự đánh giá và kiến nghị

- Đánh giá:

+ Lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử đến giờ vẫn còn tồn tại, gây đến nhiều hiểu lầm cho người đọc.

+ Các tiêu đề nhằm tạo tin giật tít, cố tình gây hiểu nhầm để người đọc đọc nội dung bài báo

- Kiến nghị: Các trang báo điện tử cần tôn trọng người đọc và kiểm tra câu từ một cách cẩn thận trước khi đưa các bài báo đến với độc giả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác