Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc trang 142 → trang 146 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 142 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc và tìm hiểu thêm về tác giả Phan Hồng Giang.
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội từ đầu thế kỉ XX đến nay. Em thấy cuộc sống quanh mình thay đổi như thế nào? Từ sự thay đổi ở một số lĩnh vực như Internet, truyền thông đại chúng, điện thoại di động, ca nhạc, thời trang… hãy trình bày, chia sẻ với các bạn về những ảnh hưởng và sự tác động của quá trình giao lưu quốc tế đến suy nghĩ và lối sống của cá nhân em.
* Trả lời:
- Tác giả Phan Hồng Giang:
+ Sinh năm: 1941- 2022
+ Quê quán: huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
+ Là nhà nghiên cứu, dịch giả.
- Từ đầu thế kỉ XX đến nay, xã hội đã trải qua nhiều thay đổi: Internet, truyền thông đại chúng, điện thoại di động, ca nhạc và thời trang,...
- Quá trình giao lưu quốc tế có thể có những ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và lối sống của mỗi cá nhân:
+ Giao lưu với người nước ngoài giúp mở rộng tầm nhìn, hiểu biết về văn hóa, lịch sử, và thế giới xung quanh.
+ Giao lưu quốc tế là cơ hội để học hỏi từ những người khác, nắm bắt những kiến thức mới và phát triển bản thân.
+ Giao lưu quốc tế có thể thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong suy nghĩ và lối sống của cá nhân.
+ Quá trình giao lưu quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, từ việc mở rộng tầm nhìn đến phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo, đồng thời cũng giúp tạo ra một xã hội đa dạng và chấp nhận.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Văn bản đề cập đến quá trình toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, cụ thể là bản sắc văn hóa dân tộc. Tác giả chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực cũng như những thời cơ và thách thức của quá trình toàn cầu hóa, từ đó đưa ra biện pháp thích hợp và thể hiện niềm tin dân tộc.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Toàn cầu hóa đã có từ khi nào?
Trả lời:
Toàn cầu hóa xuất hiện từ khi các nước, khu vực trên thế giới mở rộng quan hệ giao lưu về mọi mặt, từ kinh tế đến văn hóa.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Toàn cầu hóa khác gì với giao lưu quốc tế?
Trả lời:
Sự khác biệt của toàn cầu hóa so với giao lưu quốc tế: thể hiện ở sự xuất hiện bùng nổ của tiến trình này qua các lĩnh vực thông tin, thương mại, tin học, truyền thông, kinh tế - tài chính, văn hóa.
Câu 3 (trang 143 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề gì?
Trả lời:
- Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề: Mặt trái của vấn đề toàn cầu hóa.
Câu 4 (trang 143 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đoạn này nêu lên tác động gì của toàn cầu hóa?
Trả lời:
- Tác động của toàn cầu: Sự khủng hoảng lí luận ở phạm vi toàn cầu về con đường đi sắp tới của các dân tộc, sự kiện này là một điểm sáng đáng lưu ý.
Câu 5 (trang 143 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý những ý nêu trong ngoặc đơn.
Trả lời:
Các ý nêu trong dấu ngoặc đơn:
- Để dứt bỏ những gì là cổ hủ, thủ cựu- hệ quả của một nền sản xuất nhỏ, phân tán
- Để loại trừ những tàn dư của ý thức hệ phong kiến, gia trưởng
Câu 6 (trang 144 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý câu chuyển đoạn
Trả lời:
Câu chuyển đoạn nói về mặt trái của toàn cầu hóa.
Câu 7 (trang 144 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa.
Trả lời:
Bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa:
- Nhiều tệ nạn xã hội phát triển
- Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa đủ để một thế hệ… coi nhẹ các giá trị lí tưởng, đạo đức của ông cha ta
- Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm màu thương mại hóa
- Các loại hình nghệ thuật, ca nhạc phương Tây…. ngày càng thưa vắng người xem
- Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp…. không còn hiếm
Câu 8 (trang 145 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Điều gì là tác động đáng lo nhất?
Trả lời:
Tác động đáng lo nhất: thái độ bàng quan, thờ ơ, sợ bị liên lụy không dám đấu tranh với cái xấu.
Câu 9 (trang 145 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý quan điểm của tác giả về toàn cầu hóa.
Trả lời:
Quan điểm của tác giả về toàn cầu hóa: là một quá trình tất yếu, khách quan
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định luận đề và các luận điểm lớn của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Chú ý các phần đánh số trong văn bản và nội dung mỗi phần).
Trả lời:
- Luận đề của văn bản: Vấn đề toàn cầu hóa và những tác động đối với văn hóa của dân tộc.
- Các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa.
+ Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa.
+ Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa .
Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Mục đích của người viết văn bản trên là gì? Nhan đề của văn bản liên quan như thế nào đến mục đích đó.
Trả lời:
- Mục đích của người viết văn bản là: Cung cấp và ra những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề toàn cầu hóa.
- Nhan đề của văn bản:
+ Thể hiện nội dung toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện nay.
+ Nhan đề cũng cho thấy được mối liên hệ giữa vấn đề toàn cầu hóa với bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tính thuyết phục của văn bản thông qua việc chỉ ra luận đề và triển khai các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả Phan Hồng Giang.
Trả lời:
Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện:
- Luận đề: Vấn đề toàn cầu hóa và những tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với văn hóa của dân tộc
- Các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa
+ Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa
+ Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa
- Lí lẽ:
+ Khẳng định lĩnh vực chịu tác động hai mặt, của quá trình toàn cầu hóa là lĩnh vực văn hóa
+ Ảnh hưởng tích cực của quá trình toàn cầu hóa với lĩnh vực văn hóa, từ đỏ nêu những thời cơ mà đất nước sẽ gặp
+ Chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa với lĩnh vực văn hóa: Đưa ra các dẫn chứng cụ thể về biểu hiện của vấn đề giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ bị xói mòn.
+ Đồng thời, chỉ ra các tác động đáng lo ngại của quá trình toàn cầu hóa mà xã hội cần chú ý
Câu 4 (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản.
Trả lời:
Một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ:
- Tuy nhiên, trong một vài thập kỉ trở lại đây, rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đoa bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa”…
- Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội
- Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó có thể nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay
- Có thể nói, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhận thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa
- Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta
- Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả… thế giới
- Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, đặc biệt là của những người đứng tuổi
- Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”… đã không còn là hiện tượng hiếm hoi
Câu 5 (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Vấn đề tác giả nêu lên trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi đất nước ta đang ngày càng phát triển, bước vào quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa.
- Đây là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, vừa có tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với nền văn hóa của tất cả các nước trên thế giới.
- Việc nhận thức rõ bản chất cũng như các tác động mà toàn cầu hóa đem lại sẽ quyết định tới việc thái độ, khả năng thích ứng và chiến lược phát triển văn hóa của mỗi quốc gia.
Câu 6 (trang 146 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất đoạn văn: Chưa có thời nào trong lịch sử nước ta, sức lao động sáng tạo…. đã không còn là hiện tượng hiếm hoi
- Vì:
+ Tác giả đưa ra những lí lẽ về thực trạng của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đang bị tác động xói mòn mạnh mẽ bởi các tệ nạn xã hội hiện nay.
+ Đó là lối sống thực sống, chạy theo vật chất, tôn thờ đồng tiền và coi nhẹ các giá trị đạo đức của cha ông ta. Đó là những buổi sinh hoạt văn hóa, lễ hội tới biểu diễn nghệ thuật cũng bị thương mại hóa hiện nay. Là hiện trạng lớp trẻ không biết phong tục truyền thống như hát dân ca. Là lối sống ăn chơi, xa hoa, không biết lao động.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều