(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (trang 21) - Cánh diều
Bài viết soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trang 21 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
1. Định hướng
a) Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đã được học ở Bài 1. Ở đây, tiếp tục rèn luyện viết bài nghị luận xã hội, nhưng bàn về một tư tưởng, đạo lí. Đọc văn bản sau đây và lí giải: Vì sao văn bản này được coi là bài nghị luận về một vấn đề xã hội?
* Tìm hiểu bài mẫu:
Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Văn bản bàn về vấn đề gì?
- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản
- Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng
- Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …
- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.
Trả lời:
- Văn bản bàn về vấn đề: mối quan hệ giữa Nguyễn Trãi với quốc gia và dân tộc.
- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản:
+ Luận điểm 1: Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân.
+ Luận điểm 2: Đau khổ của người trí thức chân chính là đau khổ được nhân lên gấp đôi.
- Lí lẽ: Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức
- Bằng chứng:
Khi Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người trí thức anh hùng trước sự tàn bạo của quân thù và nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.
- Lí lẽ: Đau khổ của người trí thức là đau khổ được nhân lên gấp đôi.
- Bằng chứng: Nguyễn Trãi đã suốt đời suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân....:
“Bình sinh độc bão tiên ưu niệm
Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên”
- Thao tác phân tích
+ Nguyễn Trãi luôn coi mình là....suốt cả cuộc đời
- Thao tác bác bỏ: “Sao có thể gọi là tri thức những kẻ chỉ lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất mát còn nhỏ nhặt của cuộc sống? ...”
- Thao tác so sánh:
+ Khi Trần Hưng Đạo .... diệt vong của dân tộc
+ Khắc hẳn với những nhà nho.... dưới cờ của Lê Lợi
- Thao tác chứng minh
+ Bao nhiêu bài thơ đã phản ảnh những suy tư ấy của Nguyễn Trãi .... khâm dạ bất miên”
- Các tri thức về bối cảnh lịch sử văn hoá, Nguyễn Trãi
+ Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn
+ Cháu ngoại của nhà Trần, đỗ tiến sĩ, làm quan Ngự sử của triều cũ
2. Thực hành:
Bài tập (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Quan niệm của em về lòng yêu nước.
a) Chuẩn bị
- Xác định yêu cầu của đề Xem lại mục Định hướng ở trên.
- Tìm hiểu quan niệm và những biểu hiện cụ thể con người, sự việc, nhân vật, sự kiện,...) về lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong cuộc sống và trong lịch sử dựng nước, giữ nước từ xưa đến nay của dân tộc ta.
- Liên hệ với một số tác phẩm văn học đã học, đã đọc viết về lòng yêu nước (từ văn học dân gian đến văn học viết).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn
* Dàn ý mẫu tham khảo:
1. Giải thích
- Yêu nước là trân trọng những gì tốt đẹp thuộc về đất nước, có lòng tự tôn dân tộc và ý thức trách nhiệm xây dựng phát triển Tổ quốc
2. Chứng minh
- Biểu hiện
+ Sống có trách nhiệm và có tinh thần cống hiến
+ Gìn giữ và phát huy văn hoá dân tộc
+ Có ý thức bảo vệ chủ quyền, tôn vinh độc lập dân tộc
+ Lan toả nền văn hoá của dân tộc đến với bạn bè quốc tế
- Giá trị của tình yêu nước
+ Cuộc sống mỗi cá nhân ý nghĩa hơn
+ Gắn bó tinh thần đoàn kết, yêu thương, tương trợ giữa người với người
+ Giúp đất nước phát triển
- Quan niệm yêu nước ngày nay so với truyền thống
+ Quá khứ: yêu nước là đứng lên tham gia kháng chiến, đấu tranh giành độc lập dân tộc, là trung quân ái quốc
+ Hiện tại: yêu nước xuất phát từ những hành động giản dị đời thường, từ ý thức trách nhiệm trong mỗi con người.
3. Đánh giá
- Chúng ta cần thể hiện tình yêu nước của mình bằng cách: tìm hiểu về lịch sử, văn hoá dân tộc, chăm chỉ học tập, làm việc, gìn giữ văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới.
- Phê phán những kẻ phản động, lợi dụng tình yêu nước để làm những hành động sai trái.
- Phản đề: Tuy nhiên, không nên yêu nước đến mức mù quáng, bảo thủ mà cần có những nhận thức đúng đắn về cái đúng/ sai của đất nước để có những đóng góp phù hợp.
4. Liên hệ bản thân
c) Viết
* Bài viết mẫu tham khảo:
Đất nước ta đã trải qua biết bao sóng gió để có được hòa bình và độc lập ngày nay. Điều đó là nhờ vào nỗ lực cống hiến và tinh thần đoàn kết cùng tình yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Lòng yêu nước vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Yêu nước là nỗ lực không ngừng để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng mạnh mẽ. Đó là tình cảm cao cả, thiêng liêng dành cho quê hương và đất nước. Yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S là biểu hiện đơn giản, gần gũi nằm ngay trong lời nói hằng ngày của mỗi người.
Lòng yêu nước không chỉ hiện hữu ở thời kỳ kháng chiến, đó chính là đứng lên, cầm súng ra chiến đấu vì độc lập. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù.
Lòng yêu nước chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Mỗi người từ lúc sinh ra cho đến lúc lớn khôn đều cần yêu thương gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Tình yêu này còn phải được san sẻ với tất cả mọi người xung quanh, tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Thế hệ trẻ cần cống hiến và xây dựng đất nước phát triển. Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hãy giúp đỡ những người khó khăn xung quanh để tình yêu nước lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhưng đồng thời cũng cần xử lý nghiêm túc những người chống lại đất nước, chống lại chính quyền, để đảm bảo sự yên bình và ổn định trong xã hội.
Lòng yêu nước là cần thiết đối với mỗi con người trong xã hội này. Rèn luyện tinh thần này thường xuyên để đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ngắn nhất:
(Cánh diều) Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (trang 33) (ngắn nhất)
(Kết nối tri thức) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (ngắn nhất)
(Chân trời sáng tạo) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (ngắn nhất)
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hay nhất:
(Cánh diều) Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (trang 33)
(Kết nối tri thức) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
(Chân trời sáng tạo) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều