(Siêu ngắn) Soạn bài Đất nước (trang 70) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Đất nước trang 70, 71, 72 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Đất nước

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc bài thơ tự do, các em cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

+ Bài thơ có các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, ... đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm, ... của tác giả?

+ Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?

- Đọc trước bài thơ Đất nước, tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp đọc hiểu bài thơ.

- Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ, ... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình: Tác giả, bộc lộ cảm xúc yêu thương, tự hào.

- Đặc sắc trong bài thơ “Đất nước”

+ Hình ảnh: mùa thu, gió, cốm, phố dài, núi đồi, rừng tre, trời thu, trời xanh, cánh đồng, dòng sông, ...

+ Từ ngữ: xao xác, thiết tha, bát ngát, chảy máu, nung nấu,...

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

=> Bài thơ thêm sinh động, bày tỏ được những tư tưởng tình cảm của tác giả

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu quê hương đất nước

- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của đất nước, dân tộc qua những năm tháng lịch sử.

(Siêu ngắn) Soạn bài Đất nước (trang 70) | Cánh diều

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua từ ngữ nào?

- Hãy hình dung về Hà Nội và “Người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình hiện lên qua từ “tôi”.

- Khung cảnh trữ tình, thơ mộng nhưng đượm buồn.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Khổ 3: Chú ý độ dài của các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Hình dung bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Phép điệp: là của chúng ta

- Phép liệt kê: trời xanh, núi rừng, những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông

- Hiệp vần: khác rồi – núi đồi, phấp phới – áo mới; thiết tha – chúng ta; thơm mát – bát ngát; phù sa – chúng ta; khuất – đất

- Giọng điệu: thiết tha, hân hoan, tự hào

- Cảm xúc: Tự hào, hạnh phúc khi đất nước giành được chiến thắng

=> Bức tranh mùa thu sống động.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.

Trả lời:

Đất nước đã trải qua thời kì gian lao, vất vả.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Từ khổ 5 – 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về:

- Đất nước đau thương, căm hờn?

- Đất nước quật cường, anh dũng?

Trả lời:

- Đất nước đau thương, căm hờn: khổ 5,6

- Đất nước quật cường, anh dũng: khổ 7,8,9,10

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác.

Trả lời:

- Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 - 1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Gồm 3 phần:

+ Phần 1. Từ đầu đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Mùa thu của quá khứ.

+ Phần 2. Tiếp theo đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu của hiện tại.

+ Phần 3. Còn lại: Niềm suy tư về đất nước.

- Cảm hứng chủ đạo: yêu quê hương, đất nước

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ: trữ tình, đượm buồn với gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội.

- Hình ảnh ấn tượng: “Những phố dài xao xác hơi may”: những con phố sáng sớm trời se lạnh còn vắng người như dài thêm ra.

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu năm nay”. Tại sao lại có sự khác nhau về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

Trả lời:

Cảm xúc trong “mùa thu năm nay”: hân hoan, vui sướng, tự hào.

Mùa thu trong quá khứ là khi dân tộc ta vẫn còn chịu xiềng xích, mùa thu năm nay là mùa thu của Cách mạng, của độc lập, tự do.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương trong chiến tranh? Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?

Trả lời:

- Đất nước đau thương trong chiến tranh

+ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”

+ “Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta”

+ “Thằng giặc Tây thằng chúa đất

Đứa đè cổ đứa lột da”

=> Cách diễn tả sử dụng nhiều động từ mạnh tạo sức gợi, bộc lộ rõ nét tội ác của kẻ thù.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước được khắc họa trong khổ thơ cuối.

Trả lời:

Hình ảnh đất nước kiên cường, mạnh mẽ. Niềm tin tưởng, tự hào về đất nước, tương lai của dân tộc.

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

“Tôi”: cách bày tỏ nỗi buồn thương của cá nhân trong hoàn cảnh đất nước.

“Ta”: cái “tôi" cá nhân đã hoà vào cái ta rộng lớn, hoà vào niềm vui chung của đất nước.

Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng rì rầm" ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. “Rì rầm” là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. “Rì rầm” trong lòng đất “đêm đêm” còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. “Đất” là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. “Đất” cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử.

B/ Học tốt bài Đất nước

1/ Nội dung chính Đất nước

Văn bản “Đất nước” nói về hình ảnh đất nước được cảm nhận qua vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội, những năm tháng chiến đấu gian khổ, mà hào hùng.

2/ Bố cục văn bản Đất nước

- Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống.

- Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.

3/ Tóm tắt văn bản Đất nước

Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ. Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Đất nước

a. Giá trị nội dung

Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

b. Giá trị nghệ thuật

- Giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha.

- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác