(Siêu ngắn) Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Cánh diều

Bài viết soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 73, 74, 75 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ (1982).

- Đọc trước bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

Trả lời:

- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”.

- Đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sơn được bao bởi những đụn cát khổng lồ.

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình tự xưng là “bọn chúng anh”, gọi “em”

- Sân khấu: Đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, chẳng phông màn.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Trả lời:

- Ngoại hình: “lính trọc đầu”, “sư cụ”.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Bản tình ca của lính đảo đặc biệt: “ngang tàng như gió biển”, “lời ca toàn nhớ với thương”.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.

Trả lời:

- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

Trả lời:

- Hình ảnh “khán giả” thực chất là đá trọc đầu.

(Siêu ngắn) Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.

Trả lời:

- Nhân vật trữ tính: Những người lính đảo.

- Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1: (4 khổ đầu): Hoàn cảnh sống và tinh thần lạc quan của người lính đảo.

+ Phần 2: (còn lại): Tấm lòng thuỷ chung, nghĩa tình của người lính.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Sân khấu: Đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, chẳng phông màn.

- Diễn viên: những người lính đảo.

- Khán giả: những người lính đảo.

- Lí do tạo nên sự đặc biệt: cuộc sống tuy thiếu thốn nhưng người lính luôn lạc quan, vui vẻ.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong sáu khổ thơ cuối.

Trả lời:

- Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng.

+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”

→ Hình ảnh khán giả.

- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.

→ Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch cảm hứng: bất khuất, tự tin, ngang tàng.

- Ngôn ngữ: gần gũi, giản dị, dễ hiểu, độc đáo.

- Giọng điệu vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trên đảo. Qua đó, tâm hồn người lính lại được đề cao, luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ và có tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến cao.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Khi đi ra đảo Sơn Ca, tôi được tham dự một buổi lễ ca nhạc do những người lính tổ chức. Sân khấu biểu diễn nơi hải đảo không được trang bị ánh sáng hiện đại như trên thành phố mà được dựng một cách đơn sơ, mộc mạc. Những người lính xuất hiện trong hình ảnh thật giản dị với bộ quân phục màu trắng kẻ xanh. Giọng hát của các anh thật tuyệt vời, lời ca tiếng hát in đậm trong trái tim tôi. Tôi thật cảm phục biết bao trước sự hi sinh của các anh. Các anh chính là tấm gương vĩ đại cho lớp trẻ như chúng tôi noi theo.

B/ Học tốt bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

1/ Nội dung chính Lính đảo hát tình ca trên đảo

Bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” của Trần Đăng Khoa đã vẽ nên bức tranh hiện thực cuộc sống của người lính nơi đảo xa, để từ đó bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ và lòng biết ơn, trân trọng đối với người lính hải đảo.

2/ Bố cục văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: (4 khổ đầu): Hoàn cảnh sống và tinh thần lạc quan của người lính đảo

+ Phần 2: (còn lại): Tấm lòng thuỷ chung, nghĩa tình của người lính

3/ Tóm tắt văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

Bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” khắc hoạ hiện thực cuộc sống khốn khổ, khó khăn của những người lính nơi đảo xa. Đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu Tổ quốc, vươn lên khó khăn của họ.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

a. Giá trị nội dung:

- Nêu hiện thực cuộc sống khốn khổ, khó khăn của những người lính nơi đảo xa

- Ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu tổ quốc, vượt lên trên khó khăn của những mình lính đảo

b. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa sinh động, linh hoạt.

- Ngôn ngữ thơ mềm mại, uyển chuyển.

- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác