(Siêu ngắn) Soạn bài Đại cáo bình Ngô (trang 10) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Đại cáo bình Ngô trang 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Đại cáo bình Ngô

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đại cáo bình Ngô: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi, 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt. Đại cáo bình Ngô được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn” (áng văn hùng trảng muôn đời), là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc”.

Bài Đại cáo được viết bằng văn biền ngẫu, bố cục gồm bốn phần.

Trả lời:

1. Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)

2. Thể cáo

- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

- Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

- Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

(Siêu ngắn) Soạn bài Đại cáo bình Ngô (trang 10) | Cánh diều

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Chỉ ra ý chính của đoạn văn và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.

Trả lời:

- Ý chính: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

- Nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu giúp đem lại sự cân xứng, làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?

Trả lời:

- Tư tưởng nhân nghĩa.

- Chân lý về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của Đại Việt.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Chú ý giọng điệu, nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng và hệ thống hình ảnh, cách nêu chứng cứ để kết tội kẻ thù.

Trả lời:

- Giọng điệu: tức giận, căm phẫn.

- Hệ thống hình ảnh, dẫn chứng chân thực diễn tả tội ác của giặc và nỗi thống khổ của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Chú ý việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

Tác giả hóa thân vào Lê Lợi Lê Lợi để diễn tả Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?

Trả lời:

- Khó khăn: thiếu lương thực, quân trang, ít nhân tài.

- Điều giúp họ vượt qua: động lực, ý chí quyết tâm.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?

Trả lời:

Nhịp điệu câu văn hùng hồn, thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có gì khác với khi nói về giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa?

Trả lời:

- Giai đoạn đầu: những câu văn ngắn, giọng điệu căm thù.

- Khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh: những câu văn dài, giọng điệu vui sướng.

Câu 8 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):Tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh, …?

Trả lời:

+ Nghệ thuật cường điệu:

“Gươm mài đá, đá núi phải mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông”

+ Cách so sánh:

“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”

+ Ngôn ngữ: mạnh mẽ, giàu sức biểu đạt

+ Nhịp điệu: nhanh, dồn dập

Câu 9 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Chú ý những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc

Trả lời:

- Liệt kê, nói quá.

Câu 10 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

- Tư tưởng, khát vọng: hòa bình, độc lập, giàu mạnh

(Siêu ngắn) Soạn bài Đại cáo bình Ngô (trang 10) | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô theo yêu cầu:

a) Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần theo mẫu sau:

Phần 1

Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó.

Phần 2

Phần 3

Phần 4

b) Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?

Trả lời:

a) Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần:

Phần 1

Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó.

Phần 2

Tố cáo tội ác của giặc.

Phần 3

Lược thuật quá trình kháng chiến.

Phần 4

Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước.

b) Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.

Trả lời:

Tư tưởng nhân nghĩa: yêu nước thương dân, căm thù giặc.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lập luận, lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu.

Trả lời:

Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

B/ Học tốt bài Đại cáo bình Ngô

1/ Nội dung chính Đại cáo bình Ngô

Văn bản “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2/ Bố cục văn bản Đại cáo bình Ngô

- Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận).

- Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần nhân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn).

- Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập.

3/ Tóm tắt văn bản Đại cáo bình Ngô

Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Đại cáo bình Ngô

a. Giá trị nội dung:

- Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh.

- Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật chính luận hùng hồn.

- Cảm hứng trữ tình sâu sắc.

Xem thêm soạn bài Bình Ngô đại cáo sách Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác