(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (trang 107) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học trang 107 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

1. Định hướng

Yêu cầu (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thế hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

b) Các em chú ý thêm những yêu cầu để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ngoài những yêu cầu cơ bản đã học ở bài 5.

2. Thực hành:

Bài tập (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.

a) Chuẩn bị

- Đọc và nhận diện yêu cầu của bài tập về kiểu bài và nội dung, phạm vi vấn đề cần giải quyết.

- Lựa chọn tác phẩm văn học (thơ, truyện, kịch, kí) mà các em yêu thích, tâm đắc để phân tích, đánh giá.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đã chọn.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (trang 107) | Cánh diều

- Lập dàn ý trên cơ sở các ý đã tìm và theo ba phần của bài văn. Chú ý: đây là dạng bài phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức, không phải toàn bộ tác phẩm. Tham khảo dàn ý bài phân tích, đánh giá một số yếu tố (mục b phần Định hướng)

c) Viết

- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn hoàn chỉnh.

- Lưu ý:

+ Mỗi luận điểm có thể triển khai thành một hoặc một số đoạn văn.

+ Khi viết, chú ý kết hợp các thao tác nghị luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.

+ Cần sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc.

+ Thể hiện một cách tự nhiên quan điểm, cách hiểu riêng của bản thân, có thể tham khảo nhưng không được sao chép nội dung phân tích, đánh giá của người khác.

- Đề bài gợi ý: Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật bài thơ “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến)

* Dàn ý tham khảo:

I – Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và tác phẩm “Thu điếu”

II – Thân bài

1. Đánh giá về nội dung

a. 6 câu đầu: cảnh thu

- Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

- Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

b. 2 câu cuối: tình thu

- Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

2. Đánh giá nghệ thuật

- Cách sử dụng ngôn ngữ Nôm

- Cách dùng từ láy

- Cách gieo vần

3. Đánh giá về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

III – Kết bài

- Khái quát vị trí, ý nghĩa của tác phẩm với sự nghiệp văn học của tác giả

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

* Bài mẫu tham khảo

Nguyễn Khuyến, một nhà văn uyên bác, tài năng vượt trội, sau hơn mười năm hoạt động trong lĩnh vực quan trọng, ông đã quyết định trở về quê hương và chọn con đường giáo dục. Để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, với hơn 800 tác phẩm chủ yếu là thơ, bao gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, một đề tài quan trọng mà ông chạm đến là thơ về làng quê, và một trong những tác phẩm đặc sắc không thể không nhắc đến là "Câu cá mùa thu".

"Bức tranh" mùa thu của Nguyễn Khuyến, nhóm thành ba bài thơ thu: "Thu vịnh", "Thu ẩm" và "Thu điếu". Cả ba bài thơ này được sáng tác trong giai đoạn ông quyết định rút lui và ẩn mình tại quê nhà. Bài "Câu cá mùa thu" là một bức tranh tinh tế về mùa thu, với cảnh sắc và tình cảm thu đậm sâu.

Bức tranh mùa thu được mở ra bằng hình ảnh của "ao thu lạnh lẽo nước trong veo". Từ góc nhìn của một chiếc thuyền câu trên mặt ao nhỏ, không gian mùa thu trở nên rộng lớn và khoáng đạt. Sự "lạnh lẽo" của nước ao thu được cảm nhận thông qua giác quan, và trong veo của nước làm cho không gian trở nên tinh khôi. Thu về, mọi thứ trở nên bình lặng, dòng nước không còn đục như những ngày hè nóng bức. Những "sóng biếc theo làn hơi gợn tí" tạo ra một không gian yên bình, hòa mình vào cảm nhận những tiếng động nhỏ của sóng.

Tác giả mở rộng không gian lên bầu trời, cảm nhận "tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt". Hình ảnh này làm tăng thêm cảm giác êm dịu, thanh bình, với màu xanh ngắt trong trẻo, khiến bầu trời trở nên cao vút và khoáng đạt hơn. Sự kết hợp với màu vàng của chiếc lá "là vàng trước gió khẽ đưa vèo" tạo nên một bức tranh thu tĩnh lặng và ấm áp.

Nhà thơ giới thiệu không gian vắng lặng với hình ảnh của "ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Cuối bài thơ, con người xuất hiện nhưng ít ỏi, đọng lại trong không gian yên tĩnh. Hình ảnh người câu cá "tựa gối buông cần" trong thuyền, với cái tâm hồn lặng lẽ, không quan tâm đến tiếng cá đớp mồi "cá đâu đớp động dưới chân bèo". Bài thơ là sự kết hợp hoàn hảo giữa động và tĩnh, tạo ra một không gian yên bình và huyền bí.

Bức tranh thu của Nguyễn Khuyến không chỉ là một tác phẩm về thiên nhiên, mà còn là biểu tượng của tâm hồn và tình cảm sâu sắc của người làng quê. Bằng sự tinh tế và phong cách, bài thơ không chỉ là một bức tranh mùa thu, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc và có ý nghĩa văn hóa. Đồng thời, nó là nguồn cảm hứng vô tận cho những người yêu thơ và nghệ thuật, giúp họ khám phá sự đẹp và giàu ý nghĩa của mùa thu Việt Nam.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá ... (cả ba sách)

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác