(Siêu ngắn) Soạn bài Đi trong hương tràm - Cánh diều

Bài viết soạn bài Đi trong hương tràm trang 75, 76, 77 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Đi trong hương tràm

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Đọc trước bài thơ Đi trong hương tràm và tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.

- Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào?

- Tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung

Trả lời:

- Nhà thơ Hoài Vũ: tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935), là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả Việt Nam.

- Bài hát Đi trong hương tràm. Cảm xúc vui tươi, thoải mái.

(Siêu ngắn) Soạn bài Đi trong hương tràm | Cánh diều

- Cây tràm: đại đa số người dân phía Bắc thường không biết cây tràm là cây gì? Vì đây là loài cây chỉ phân bố chủ yếu ở miền Nam.

Cây tràm (tên gọi khác là cây tràm cừ, cây cừ tràm) có rất nhiều loại và phân ra cây thân bụi và cây thân gỗ. Đặc điểm nhận dạng dễ dàng từ phần thân cây có lớp vỏ dễ dàng bong tróc. Có chiều cao từ 2 – 20m đối với cây thân gỗ và 1 – 3m đối với cây thân bụi. Những phiến lá tràm mọc so le, đơn lá, phiến là dạng hình mác không cân xứng nhau. Phần đầu lá hẹp dài từ 3 – 10 cm, chiều rộng khoảng từ 10 – 20mm.Nếu những phiến là còn non sẽ có màu trắng bạc và già dần sẽ có màu xanh lục và không còn lông.

Cây tràm có thể phân bố tại khắp các địa hình khác nhau. Tại nước ta, cây tràm được trồng tập chung tại các tỉnh phía Namnước ta. Các vùng nước ngập mặn này rất phù hợp với sự phát triển của cây.

(Siêu ngắn) Soạn bài Đi trong hương tràm | Cánh diều

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm.

Trả lời:

- Không gian: Trong gió, trong mây, trong vòm lá, khắp trời mây Vàm Cỏ Tây

- Thời gian: sáng nay

- Hình ảnh hoa tràm: e ấp

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ: “dù”, “thổi”.

+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

Trả lời:

- Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2.

- Khổ 4 diễn tả trọn vẹn, nhấn mạnh tình cảm của anh dành cho em

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình: anh

- Cơ sở xác định: Gọi “em”.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Trả lời:

- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.

=> Thiên nhiên vẹn nguyên, vĩnh cửu.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề “Đi trong hương tràm”?

Trả lời:

- Nỗi nhớ “em” da diết.

- Nhan đề khẳng định tình yêu của anh.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm.

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng.

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

=> Tình yêu của anh luôn thuỷ chung.

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Trả lời:

Hình tượng “tràm” luôn nhắc anh nhớ về “em”. Hương tràm luôn gắn bó với “em”, nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù “em” có xa “anh” vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để “ta bên nhau”. Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm… chính là nhịp cầu nối những yêu thương. Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm”, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm.

B/ Học tốt bài Đi trong hương tràm

1/ Nội dung chính Đi trong hương tràm

Bài thơ “Đi trong hương tràm” không chỉ gợi ra khung cảnh Đồng Tháp Mười mà thông qua đó, nhân vật trữ tình gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ đến “em”, mùi hương tràm ở Đồng Tháp Mười luôn có sự xuất hiện của hình bóng em.

2/ Bố cục văn bản Đi trong hương tràm

Gồm 4 phần:

- Phần 1: Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên.

- Phần 2: Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau.

- Phần 3: Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm.

- Phần 4: Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người.

3/ Tóm tắt văn bản Đi trong hương tràm

- Trình bày tóm tắt văn bản đó.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Đi trong hương tràm

a. Giá trị nội dung:

- Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương.

- Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước.

- Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả.

- Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác