Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 11) - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô) trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là một áng thiên cổ hùng văn
- Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Hoàn cảnh ra đời: sau khi đất nước giành được độc lập, chiến thắng trước kẻ thù xâm lược
- Đặc điểm
+ Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
+ Khẳng định chiến thắng của dân tộc
+ Nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
2. “Chủ quyền quốc gia” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?
- Văn hiến “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- Lãnh thổ “Núi sông bờ cõi đã chia”
- Phong tục “Phong tục Bắc Nam cũng khác”
- Lịch sử “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
- Con người “Song hào kiệt đời nào cũng có”
3. Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù được thể hiện như thế nào?
- Tố cáo tội ác của kẻ thù và nỗi cực khổ của nhân dân
+ Gọi kẻ thù là: quân cuồng Minh, bọn gian tà
+ Hành động của kẻ thù: nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời lừa dân, gây binh kết oán
+ Nỗi cực khổ của nhân dân: người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem bào núi đãi cát tìm vàng
4. Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.
- Giọng điệu đầy căm phẫn, tức giận, uất ức
5. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?
- Chủ tướng Lê Lợi căm tức, phẫn uất, đau lòng:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
- Hành động: dấy quân khởi nghĩa
6. Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?
- Quân thù mạnh, lực lượng chống trả ít
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đương mạnh
Lại ngặt vì
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc”
7. Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
- Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào
Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”
8. Ý nghĩa câu văn “ Đem đại nghĩa…thay cường bạo” có mối liên hệ như thế nào với chủ trương “ Mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa.
- Ý nghĩa câu văn “ Đem đại nghĩa…thay cường bạo” có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với chủ trương “ Mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa.
- “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo”: Quân và dân ta dùng chính tinh thần nhân nghĩa của mình để tiêu diệt, cảm hóa cái hung tàn, cường bạo.
- “Mưu phạt tâm công”: Quân ta đánh bằng mưu, đánh bằng tâm, dùng nhân nghĩa để thuyết phục và cảm hóa cái xấu, cái ác.
9. Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
- Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ bị trừng phạt thích đáng, chịu tiếng nhơ muôn đời
“Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”
10. Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân.
- Khí thế hào hùng, mạnh mẽ
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Linh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn…”.
11. Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?
- Kẻ thù thất bại thảm hại, nhục nhã: liệt kê những địa danh thắng trận, tên kẻ thù + các hình ảnh “lê gối dâng tờ tạ tội”, “trói tay để tự xin hàng”, “thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”.
12. Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kỳ mới của đất nước.
- Tư thế hiên ngang, tự tin, mạnh mẽ
+ Sử dụng những hình ảnh thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước
“Kiền khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh”
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là văn bản tổng kết hành trình khởi nghĩa Lam Sơn, tuyên bố chiến thắng trước giặc Minh xâm lược và khẳng định ý chí quyết tâm xây dựng đất nước vững bền, giàu mạnh.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Tư cách: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”
- Sự kiện lịch sử được tái hiện: Chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh xâm lược
- Đối tượng tác động: toàn thể nhân dân
- Mục đích: tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô (quân Minh)
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Luận đề chính nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo”
+ Luận đề chính nghĩa được thể hiện ở tư tưởng yên dân và khẳng định chủ quyền dân tộc
+ Luận đề chính nghĩa qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: tố cáo tội ác của giặc, khẳng định khởi nghĩa là việc làm vì dân diệt trừ kẻ có tội, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa
Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
(2): Tố cáo tội ác kẻ thù
(3): Tấm lòng vị chủ tướng và những khó khăn khi dấy quân khởi nghĩa
(4): Thất bại của kẻ thù và chiến thắng lừng lẫy của ta
(5): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử
Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.
Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Yếu tố biểu cảm:
+ Thái độ căm phẫn trước tội ác kẻ thù
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?”
+ Tấm lòng của vị chủ tướng
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
Câu 7 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- “Áng thiên cổ hùng văn” là văn bản lịch sử có giá trị đến muôn đời
- “Bình Ngô đại cáo” được coi là “áng thiên cổ hùng văn” vì:
+ Nhan đề tác phẩm gợi ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng
+ Quy mô, dung lượng tác phẩm lớn, gồm 4 phần có nội dung cụ thể
+ Tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa cao cả cùng những nội dung lớn: khẳng định chủ quyền dân tộc, tố cáo tội ác kẻ thù, thuật lại cuộc khởi nghĩa của ta, sự thất bại của kẻ thù, tuyên bố độc lập và bài học lịch sử
+ Cách lập luận chặt chẽ, luận chứng thuyết phục, giọng điệu hùng tráng, đanh thép
Câu 8 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định đã dẹp yên giặc Ngô, đất nước chính thức bước vào giai đoạn hoà bình, độc lập
- Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình lịch sử văn học của dân tộc
* Kết nối đọc – viết (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:
- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản.
- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.
Ví dụ Đề bài: Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản.
Đoạn văn tham khảo:
Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại.
Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.
Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.
Xem thêm soạn bài Bình Ngô đại cáo sách Chân trời sáng tạo và Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT