Soạn bài Bảo kính cảnh giới (trang 22, 23) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Bảo kính cảnh giới trang 22, 23 (Bài 43 - Nguyễn Trãi) ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), ... 

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Ngôn ngữ: Hán Việt

- Số câu và chữ mỗi câu thường tuân theo một quy tắc nhất định: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

- Động từ: đùn đùn, phun, tiễn

- Tính từ: lục, đỏ, hồng

- Từ láy: lao xao, dắng dỏi, đùn đùn

- Câu thơ 6 tiếng: Dân giàu đủ khắp đòi phương

2.Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Bức tranh thiên nhiên rực rỡ với những gam màu tươi sáng, tràn đầy sức sống

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bảo kính cảnh giới (bài 43) đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, qua đó làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước phồn vinh, một cuộc sống ấm no cho người dân của Nguyễn Trãi. 

Soạn bài Bảo kính cảnh giới | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục

+ Phần 1: (câu 1): tư thế nhàn rỗi của nhà thơ

+ Phần 2: (câu 2-6): bức tranh cảnh ngày hè

+ Phần 3: (câu 7-8): Khát vọng của nhà thơ

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

+ “rồi”: (từ cổ) rỗi rãi

+ Ngày trường: ngày dài

-> Tư thế: thoải mái, thư thái, nhẹ nhàng

-> Tâm trạng: thảnh thơi, không vướng bận, hòa mình tận hưởng khí trời mát mẻ. Câu thơ mở đầu với một tâm trạng nhàn rỗi nhưng có lẽ Nguyễn Trãi “nhàn thân mà không nhàn tâm”.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè

- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống

- Sức sống

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

=> Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương

- Âm thanh: lao xao

àCon người tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng bạn đọc vẫn có thể cảm nhận dấu hiệu sự sống – một cuộc sống bình dị, ấm êm. 

- Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

+ Khung cảnh sinh hoạt của con người và mong ước “dân giàu đủ” có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện mong muốn của tác giả: ca ngợi cuộc sống ấm êm, giản dị của người dân và khát vọng nhân dân sẽ luôn được sống đầy đủ, hạnh phúc

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43) của Nguyễn Trãi kết thúc bằng một câu thơ lục ngôn (6 chữ, trong khi các câu khác 7 chữ). Cách sử dụng đó đã góp phần phá cách thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thể hiện sự dồn nén trong cảm xúc của Nguyễn Trãi. 

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Tâm hồn: yêu thiên nhiên, yêu nước thương dân

- Tư tưởng: nhân nghĩa – “lấy dân làm gốc”, luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân

* Kết nối đọc – viết (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)

Đoạn văn tham khảo:

Điều đặc biệt trong bài thơ của Nguyễn Trãi đó là câu đầu và câu kết sử dụng lục ngôn. Đó không chỉ là ý thơ dồn nén cảm xúc mà còn là một nét phá cách độc đáo trong thơ Nguyễn Trãi. Bằng cách sử dụng chữ Nôm, đan xen câu lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đường luật, khiến bài thơ đậm đà tính dân tộc. Nếu câu thơ đầu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” vẽ nên một thi nhân hướng về tạo vật thì câu thơ kết: “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã làm nổi bật một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà nhân đạo hướng về phía nhân dân. Câu thơ kết đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Để học tốt bài Bảo kính cảnh giới hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác