Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 83 Chân trời sáng tạo
Với Giải KHTN lớp 6 trang 83 trong Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 83.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 83 KHTN lớp 6: Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không
Lời giải:
Bột sulfur không tan trong nước vì khi lọc tách riêng được bột sunfua khỏi nước
Câu hỏi thảo luận 6 trang 83 KHTN lớp 6: Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng
Lời giải:
Dùng phương pháp lọc để tách sulfur ra khỏi nước
Các dụng cụ cần: Đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc
Câu hỏi thảo luận 7 trang 83 KHTN lớp 6: Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước
Lời giải:
Dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ra khỏi nước bởi vì muối là chất rắn tan trong nước và nó không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Còn phương pháp lọc chỉ áp dụng để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 83 KHTN lớp 6: Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp
Lời giải:
Tính chất của hỗn hợp dầu và nước là: hỗn hợp không đồng nhất, dầu không tan trong nước và tách lớp, nổi lên trên bề mặt nước.
Câu hỏi thảo luận 9 trang 83 KHTN lớp 6: Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước
Lời giải:
Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước vì dầu ăn không tan trong nước
Dụng cụ cần sử dụng: giá thí nghiệm, phễu chiết có khóa, bình tam giác
Luyện tập trang 83 KHTN lớp 6: Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó
Lời giải:
Các phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp : lọc, cô cạn và chiết
- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan ( không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất
Vận dụng trang 83 KHTN lớp 6:
Trong một lần sơ ý, một bạn học sinh đã trộn lẫn chai dầu hỏa và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hỏa lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hỏa ra khỏi nước
Lời giải:
Hỗn hợp dầu hỏa và nước là hỗn hợp không đồng nhất, dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Để tách hỗn hợp này, ta dùng phương pháp chiết.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST