Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 176 Chân trời sáng tạo

Với Giải KHTN lớp 6 trang 176 trong Bài 40: Lực ma sát Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 176.

Câu hỏi thảo luận 12 trang 176 KHTN lớp 6:

Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?

Thí nghiệm 3: Tìm hiểu lực cản của không khí.

Dụng cụ: Hai tờ giấy giống nhau.

Tiến hành thí nghiệm:

- Vo tròn 1 tờ giấy; 1 tờ giấy giữ nguyên.

- Thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao.

- Quan sát sự rơi của hai tờ giấy.

Lời giải:

Bài 40: Lực ma sát

Bài 40: Lực ma sát

- Tờ giấy vo tròn sẽ chạm đất trước.

- Vì tờ giấy giữ nguyên có diện tích mặt tiếp xúc với không khi lớn còn tờ giấy vo tròn có diện tích mặt tiếp xúc với không khí là nhỏ nhất. Nên lực cản của không khí tác dụng lên tờ giấy giữ nguyên lớn hơn lực cản của không khí tác dụng lên tờ giấy vo tròn.

=> Do đó, tờ giấy vo tròn sẽ chạm đất trước.

Vận dụng 1 trang 176 KHTN lớp 6:

Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề? 

Lời giải:

- Mặt lốp xe không làm nhẵn vì để tăng độ ma sát giữa lốp xe và mặt đường, làm cho xe không bị trượt trên mặt đường.

- Mặt dưới của đế giày gồ ghề vì để tăng độ ma sát giữa giày và mặt đường, làm cho người đi giày không bị ngã.

Vận dụng 2 trang 176 KHTN lớp 6:

Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?

Lời giải:

- Lốp xe đã mòn làm giảm lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường. Nếu không kiểm tra và thay lốp xe thường xuyên thì xe sẽ bị trơn trượt, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

=> Vì vậy, cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn.

Bài 1 trang 176 KHTN lớp 6:

Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Lời giải:

Phương án A: Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường => lực ma sát

Phương án B: Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe => lực ma sát

Phương án C: Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn => lực đẩy của dây cung tác dụng lên mũi tên.

Phương án D: Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau => lực ma sát

→ Chọn đáp án C

Bài 2 trang 176 KHTN lớp 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.

B. Khi viết phấn trên bảng.

C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.

Lời giải:

Phương án A: Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng: Lực ma sát nghỉ. 

Phương án B: Khi viết phấn trên bảng: Lực ma sát trượt. 

Phương án C: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang: Lực ma sát nghỉ.

Phương án D: Trục ổ bi ở quạt trần đang quay: Lực ma sát lăn.

→ Chọn đáp án B

Bài 3 trang 176 KHTN lớp 6: Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?

Lời giải:

Bài 40: Lực ma sát


Bài 40: Lực ma sát

Ôtô và xe đạp chuyển động được trên mặt đường thì giữa lốp xe và mặt đường phải có lực ma sát để bánh xe bám đường. Xe ô tô nặng hơn xe đạp nên cần lực ma sát lớn hơn xe đạp. => Do đó mặt lốp ôtô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát xe mới chuyển động được.

Bài 4 trang 176 KHTN lớp 6: Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao cán dao, cán chổi không để nhẵn bóng?

- Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khoá và thay dầu xe máy định kì?

Lời giải:

- Cán dao, cán chổi không để nhẵn bóng bởi vì nếu cán dao, chổi nhẵn bóng thì sẽ rất trơn do lực ma sát nhỏ, sẽ rất khó cầm nên người ra không làm cán dao, chổi nhẵn bóng để tăng lực ma sát, dễ cầm hơn.

Bài 40: Lực ma sát

Bài 40: Lực ma sát

- Người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khoá và thay dầu xe máy định kì vì làm như vậy để giảm ma sát, giúp cho ổ trục xe đạp, ổ khóa, động cơ xe máy không bị rỉ hoặc nhanh mòn, bảo quản được lâu hơn.

Bài 40: Lực ma sát

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực ma sát Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác