Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 141 Chân trời sáng tạo

Với Giải KHTN lớp 6 trang 141 trong Bài 31: Động vật Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 141.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 141 KHTN lớp 6:

Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định

Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định

Lời giải:

- Các nhóm động vật không xương sống: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.

- Xác định đặc điểm của mỗi nhóm động vật không xương sống:

Tên nhóm

Đặc điểm

Ruột khoang

- Đa bào bậc thấp

- Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn

- Sống trong môi trường nước

Giun

- Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể đối xứng hai bên

- Đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng 

- Thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

Thân mềm

- Đa dạng về hình dạng, kích thước; cơ thể mềm, không phân đốt, thường có vỏ đá vôi bao bọc.

- Xuất hiện điểm mắt.

- Thường sống trong nước, số ít sống trên cạn.

Chân khớp

- Cơ thể chia là ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ thể phân đốt; đối xứng hai bên.

- Các chi phân đốt, khớp động với nhau.

- Bộ xương ngoài cấu tạo từ chitin.

- Số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các môi trường sống.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 141 KHTN lớp 6: Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?

Lời giải:

Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào các đặc điểm như:

- Hình dạng cơ thể: đối xứng tỏa tròn hay đối xứng hai bên,…

- Phân hóa cấu tạo các phần cơ thể: đã phân hóa các phần đầu, thân,… chưa?

- Bộ xương ngoài: có bộ xương ngoài hay không?

Câu hỏi thảo luận 4 trang 141 KHTN lớp 6: Xác định môi trường của các nhóm động vật không xương sống bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Xác định môi trường của các nhóm động vật không xương sống bằng cách hoàn thành bảng

Lời giải:

Nhóm

Môi trường sống

Ruột khoang

- Môi trường nước

Giun

- Đất ẩm

- Môi trường nước

- Trong cơ thể sinh vật

Thân mềm

- Môi trường nước

- Trên cạn

Chân khớp

- Phân bố ở khắp các dạng môi trường sống: đất, nước, trên cạn, trong cơ thể sinh vật.

luyện tập 2 trang 141 KHTN lớp 6:

Nhận xét về sự đa dạng của các nhóm động vật không xương sống.

Lời giải:

Các nhóm động vật không xương sống có cấu tạo, hình dạng, kích thước, sự phân bố hết sức đa dạng:

- Cấu tạo: có loài cấu tạo đơn giản như ruột khoang, có loài lại cấu tạo phức tạp như chân khớp

- Hình dạng: có loài hình trụ như ruột khoang, dạng dẹp như sán, hình trụ thuôn hai đầu như giun

- Kích thước: có loài nhỏ bé như thủy tức, có loài lại to lớn như bạch tuộc

- Sự phân bố: có loài ở dưới nước như hải quỳ, mực, có loài ở cạn như ốc sên, giun đất

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Động vật Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác