Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 58 Cánh diều

Với Giải KHTN lớp 6 trang 58 trong Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 58.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 58 KHTN lớp 6: Mô tả đặc điểm của hỗn hợp tạo thành khi thực hiện thí nghiệm: Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc chứa 20 ml nước, khuấy nhẹ.

Trả lời:

Sau khi cho muối ăn vào nước, khuấy nhẹ, ta thấy muối tan. Hỗn hợp tạo thành là đồng nhất.

Luyện tập 2 trang 58 KHTN lớp 6: Nước đường có phải là một dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong dung dịch này.

Trả lời:

Nước đường là một dung dịch.

Trong đó: chất tan là đường, nước là dung môi.

Vận dụng 4 trang 58 KHTN lớp 6: Cho ba hỗn hợp: nước phù sa, nước trà, sữa tươi. Xác định hỗn hợp nào là dung dịch, nhũ tương hoặc huyền phù. Giải thích?

Trả lời:

Dung dịch là nước trà, do là hỗn hợp đồng nhất.

Nước phù sa là huyền phù, do có các chất rắn (đất sét, keo đất…) lơ lửng trong nước. 

Sữa tươi là nhũ tương, do là chất lỏng (sữa) lơ lửng trong chất lỏng khác (nước).

Luyện tập 3 trang 58 KHTN lớp 6: Lấy ví dụ dung dịch có hoà tan chất khí.

Trả lời:

Hòa tan một lượng nhỏ khí clo (chlorine) vào nước, ta được nước clo (chlorine) có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, khử trùng nước sinh hoạt.

Luyện tập 4 trang 58 KHTN lớp 6: Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (Hình 10.7.) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.

Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành

Trả lời:

Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành là dung dịch.

Trong đó:

+ Nước chiếm phần nhiều là dung môi.

+ Giấm là chất tan.

Tìm hiểu thêm 2 trang 58 KHTN lớp 6: Ở điều kiện thường, carbon dioxide là chất khí, tan rất ít trong nước. Khi bị nén lại, nó tan trong nước nhiều hơn.

Ở điều kiện thường, carbon dioxide là chất khí, tan rất ít trong nước

Vì sao khi mở chai nước giải khát lại có nhiều bọt khí (carbon dioxide) thoát ra?

Trả lời:

Mở chai nước giải khát có nhiều bọt khí thoát ra do: Áp suất của khí COtrong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác