Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 29: Lực hấp dẫn

Video Giải Toán 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh diều - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 29.

Giải KHTN 6 trang 149

Giải KHTN 6 trang 150

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 29 sách Cánh diều chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết KHTN 6 Bài 29: Lực hấp dẫn (hay, chi tiết)

1. Lực hấp dẫn là gì?

- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía tâm của nó.

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Hai cuốn sách nằm trên mặt bàn giữa chúng có lực hấp dẫn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.

2. Khối lượng và trọng lượng

a. Khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng.

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Ví dụ: Trên vỏ sữa có ghi “khối lượng tịnh: 1,284kg” => Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

b. Trọng lượng

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).

- Công thức tính cường độ của trường hấp dẫn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

- Công thức tính trọng lượng:

trọng lượng = 10 x khối lượng

- Ví dụ:

Khối lượng của cơ thể người là 48kg thì có trọng lượng = 10 . 48 = 480 (N)

3. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

- Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

- Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 29: Lực hấp dẫn (có đáp án)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

C. Có thời điểm độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:

A. P = 2N

B. P = 20N

C. P = 200N

D. P = 2000N

Câu 3: Chọn câu không đúng

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 4: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 5: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

A. 15 kg

B. 150 g

C. 150 kg

D. 1,5 kg

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác