Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 31.

Bài giảng: Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng - sách Cánh diều - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 6 trang 159

Giải KHTN 6 trang 160

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 31 sách Cánh diều chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết KHTN 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng (hay, chi tiết)

1. Sự chuyển hóa năng lượng

Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

2. Năng lượng hao phí

- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.

- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.

Ví dụ:

Quạt điện đang chạy: năng lượng điện được chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm. Năng lượng có ích là cơ năng, năng lượng hao phí là quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

3. Tiết kiệm năng lượng

- Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hỏa, khí đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.

- Biện pháp:

+ Trong khoa học và sản xuất, con người ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

+ Ở mỗi gia đình, để thực hiện tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tắt các thiết bị điện khi không dùng và sử dụng thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ công thương.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

4. Bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng (có đáp án)

Câu 1: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành

A. cơ năng

B. nhiệt năng

C. năng lượng hạt nhân

D. A hoặc B

Câu 2: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A. Cơ năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Quang năng

Câu 3: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

A. năng lượng ánh sáng

B. nhiệt năng

C. động năng

D. hóa năng

Câu 4: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã thực hiện công.

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.

D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.

Câu 5: Ở nhà máy nhiệt điện thì

A. động năng chuyển hóa thành điện năng

B. nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng

C. hóa năng chuyển hóa thành điện năng

D. quang năng chuyển hóa thành điện năng


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác