Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 2.
Video Giải KHTN 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành - Cánh diều - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 2 sách Cánh diều chi tiết:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết KHTN 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành (hay, chi tiết)
1. Một số dụng cụ đo trong học tập môn khoa học tự nhiên
a. Một số dụng cụ đo
- Dụng cụ đo chiều dài
Thước dây
Thước cuộn
Thước kẻ thẳng
- Dụng cụ đo khối lượng
Cân đồng hồ
Cân điện tử
Cân lò xo
Cân y tế
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Cốc đong
Ống đong
Ống hút nhỏ giọt
Ống hút pipet
- Dụng cụ đo thời gian
Đồng hồ bấm giây điện tử
Đồng hồ bấm giây
Đồng hồ treo tường
- Dụng cụ đo nhiệt độ
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế y tế
Nhiệt kế rượu
b. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng:
+ Bước 1: Bóp bầu cao su của ống để đẩy không khí ra khỏi ống và nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng. Đảm bảo giữ ống thẳng đứng (hình 2.2a).
+ Bước 2: Nhẹ nhàng thả tay bóp bầu cao su để hút chất lỏng vào ống. Trong khi hút, đảm bảo đầu ống luôn nằm bên dưới mặt chất lỏng và không để chất lỏng trào lên bầu cao su.
+ Bước 3: Đưa ống vào cốc hoặc bình chứa và bóp nhẹ bầu cao su để chất lỏng chảy thành từng giọt xuống bình nhận (hình 2.2b).
- Dùng bình chia độ đo thể tích chất lỏng
Chất lỏng được cho vào bình chia độ để đo thể tích.
- Đo thể tích của một hòn đá bỏ lọt bình chia độ:
Bước 1: Chuẩn bị một bình chia độ, nước và một hòn đá bỏ lọt bình chia độ.
Bước 2: Tiến hành đo:
+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ (V1)
+ Thả hòn đá vào bình chia độ và đọc số chỉ thể tích nước dâng lên (V2)
Bước 3: Tính kết quả:
Thể tích hòn đá = thể tích bình chia độ khi thả đá – thể tích bình chia độ khi chưa thả đá = V2 – V1.
3. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học
- Kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Kính lúp |
Kính hiển vi quang học |
- Sử dụng thường xuyên khi quan sát các vật không quá nhỏ. - Cách sử dụng: + Bước 1: Để mặt kính gần mẫu vật quan sát + Bước 2: Mắt nhìn vào mặt kính + Bước 3: Điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật quan sát sao cho nhìn rõ vật. |
- Sử dụng trong phòng thí nghiệm để quan sát các vật nhỏ với mức độ phóng đại khoảng từ 100 đến 1000 lần. - Cách sử dụng: + Bước 1: Cố định tiêu bản hiển vi trên bàn kính bằng cách kẹp tiêu bản vào đúng khoảng sáng. + Bước 2: Xoay đĩa quay gắn vật kính để chọn vật kính phù hợp. + Bước 3: Quan sát tiêu bản qua thị kính. + Bước 4: Xoay núm di chuyển tiêu bản để đưa tiêu bản vào vị trí quan sát + Bước 5: Xoay núm điều chỉnh thô để tiêu bản về gần vật kính. + Bước 6: Xoay núm điều chỉnh độ sáng của đèn (hoặc gương) để có ánh sáng vừa phải. + Bước 7: Xoay núm điều chỉnh thô từ từ để tiêu bản di chuyển rời xa khỏi vật kính đến khi nhìn thấy tiêu bản. + Bước 8: Xoay núm điều chỉnh tinh để nhìn rõ tiêu bản. |
2. Quy định an toàn trong phòng thực hành
a. Quy định an toàn trong phòng thực hành
Những việc cần làm |
Những việc không được làm |
1. Thực hiện các quy định của phòng thực hành. 2. Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo. 3. Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ. 4. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa. 5. Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ. 6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,… 7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi qui định. 8. Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành. |
1. Tự ý vào phòng thực hành, tiến hành thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép. 2. Ngửi, nếm các hóa chất. 3. Tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau. 4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường. 5. Ăn, uống trong phòng thực hành. 6. Chạy nhảy, làm mất trật tự. |
b. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành (có đáp án)
Câu 1: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?
A. Thước dây
B. Dây rọi
C. Cốc đong
D. Đồng hồ điện tử
Câu 2: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?
A. Nhiệt kế
B. Cân điện tử
C. Đồng hồ bấm giây
D. Bình chia độ
Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?
A. Thước cuộn
B. Ống pipet
C. Đồng hồ
D. Điện thoại
Câu 4: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?
A. Thước kẻ
B. Nhiệt kế rượu
C. Chai lọ bất kì
D. Bình chia độ
Câu 5: Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?
A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
C. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.
D. Ngửi nếm các hóa chất.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều