Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 14 Cánh diều
Với Giải KHTN lớp 6 trang 14 trong Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 14.
Tìm hiểu thêm 1 trang 14 KHTN lớp 6: Hãy quan sát hình 2.4 và mô tả cách đo thể tích của một hòn đá. Em cần phải thực hiện những bước nào và bằng cách nào để biết được thể tích của hòn đá?
Trả lời:
- Mô tả cách đo thể tích của một hòn đá qua quan sát hình 2.4:
+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ
+ Thả hòn đá vào bình chia độ và đo thể tích nước khi đó
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị một bình chia độ, nước và 1 hòn đá bỏ lọt bình chia độ
Bước 2: Tiến hành đo:
+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ
+ Thả hòn đá vào bình chia độ và đo thể tích nước dâng lên trong bình.
Bước 3: Tính kết quả:
Thể tích hòn đá = thể tích nước dâng lên = thể tích bình chia độ khi thả đá – thể tích bình chia độ khi chưa thả đá
- Để biết được thể tích của hòn đá: ta thực hiện phép tính:
Thể tích hòn đá = thể tích nước dâng lên = thể tích bình chia độ khi thả đá – thể tích bình chia độ khi chưa thả đá
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 14 KHTN lớp 6: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo?
Trả lời:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng sẽ dẫn tới việc ta không nhìn được chính xác mực chất lỏng đang ở gần vạch chia nào, nên sẽ đọc sai kết quả.
Tìm hiểu thêm 2 trang 14 KHTN lớp 6: Em hãy sử dụng hai ống đong giống nhau có chia độ a/ và b/. Cắm cành cây tươi vào ống đong a/, đổ nước vào cả hai ống đong với mức nước bằng nhau (hình 2.5). Để cả hai ống đong ngoài ánh sáng trong cùng điều kiện môi trường. Sau một ngày, quan sát và ghi lại lượng nước ở ống đong a/ và ống đong b/. Hãy so sánh lượng nước còn lại ở hai ống đong và tìm hiểu vì sao lại có kết quả như vậy?
Trả lời:
Bảng theo dõi mực nước trong bình a và b
Lượng nước |
Bình nước có cây (Bình a) |
Bình nước không có cây (Bình b) |
Ban đầu |
50ml |
50ml |
Sau 1 ngày |
47ml |
49ml |
Sau một ngày, ta quan sát mực nước ở trong cả bình a và bình b, ta thấy, mực nước ở trong cả 2 bình có giảm, nhưng ở bình a giảm nhiều hơn vì:
- Bình b nước bị bay hơi ra bên ngoài.
- Bình a nước vừa bị bay hơi vừa bị cây hấp thụ để cây sinh trưởng.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều