Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 148 Cánh diều

Với Giải KHTN lớp 6 trang 148 trong Bài 28: Lực ma sát Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 148.

Tìm hiểu thêm 4 trang 148 KHTN lớp 6: Em hãy thả đồng thời từ cùng một độ cao, hai tờ giấy giống hệt nhau nhưng một tờ để phẳng, một tờ bị vo tròn. Quan sát và giải thích tại sao chúng chuyển động khác nhau?

Trả lời:

Từ cùng một độ cao, tờ giấy bị vo tròn sẽ rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì:

+ Tờ giấy để phẳng có diện tích tiếp xúc với không khí lớn chịu lực cản không khí lớn.

+ Tờ giấy vo tròn có diện tích tiếp xúc với không khí nhỏ chịu lực cản không khí nhỏ.

Vận dụng 3 trang 148 KHTN lớp 6: Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay có hại:

a. Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã.

b. Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ

Trả lời:

a. Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ, làm người dễ trượt ngã.

Ma sát trong hiện tượng này là có lợi vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ người không bị ngã.

b. Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ vì bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, do đó lượng phấn bám vào bảng không nhiều, nên khi viết không rõ chữ.

Ma sát trong hiện tượng này là có lợi vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ phấn bám trên bảng.

Vận dụng 4 trang 148 KHTN lớp 6: Phải làm thế nào để tăng ma sát có lợi hay giảm ma sát có hại trong các trường hợp trên? Vì sao?

Trả lời:

a. Phải đi dép có khía sâu và ấn mạnh chân xuống sàn khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt để tăng lực ma sát tại bề mặt tiếp xúc giữa chân với sàn nhà.

b. Cần tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát giữa bề mặt tiếp xúc của bảng và phấn.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác