Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 104 Cánh diều
Với Giải KHTN lớp 6 trang 104 trong Bài 18: Đa dạng nấm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 104.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 104 KHTN lớp 6: Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm (tên nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện).
Trả lời:
|
Nấm túi |
Nấm đảm |
Nấm tiếp hợp |
Đặc điểm |
Nấm có thể quả dạng túi |
Nấm có thể quả hình mũ |
Nấm có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng… |
Đại diện |
Nấm cục |
Nấm hương |
Nấm mốc |
Vận dụng 1 trang 104 KHTN lớp 6: Kể tên một số loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào từng nhóm nấm cho phù hợp.
Trả lời:
Các loại nấm em biết:
- Nấm hương, nấm mỡ, nấm sò, nấm kim châm, nấm đùi gà…
- Tất cả những loại nấm trên đều thuộc nhóm nấm đảm.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 104 KHTN lớp 6: Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng…) Và mô tả hình dạng của chúng.
Trả lời:
- Mô tả hình dạng của nấm rơm: Nấm rơm trong tự nhiên thường mọc đơn độc hoặc dày từng cụm trên rơm, rạ. Nấm rơm ban đầu nằm trong bao chung có hình trứng khi còn non. Khi phát triển hơn, mũ nấm phá vỡ bao chung và vươn ra ngoài. Lúc này, chúng có dạng núm hoặc bán cầu dẹp màu nâu, đen hoặc xám. Thịt nấm có màu xám trắng, cuống nhẵn, thân ngắn mẫm, gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.
- Mô tả hình dạng của nấm mộc nhĩ: Mộc nhĩ là một loại nấm phát triển trên các thân cành hay cây gỗ mục của nhiều loại cây khác nhau. Mặt trên nấm nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu. Mô nấm chứa chất keo và mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn, được phủ một lớp phấn trắng do các bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành.
- Mô tả hình dạng của nấm mỡ: Nấm mỡ hoang dại có mũ nấm màu xám - nâu nhạt, đường kính mũ nấm 5 - 10 cm. Thân nấm hình trụ cao 5 - 6 cm. Với các chủng nấm trồng được lựa chọn có màu sáng hơn.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 104 KHTN lớp 6: Nêu vai trò và tác hại của nấm.
Trả lời:
- Vai trò của nấm:
+ Nhiều loại nấm được sử dụng làm thức ăn ví dụ như nấm rơm, nấm đùi gà, mộc nhĩ.
+ Một số nấm được sử dụng làm dược liệu như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, sản xuất thuốc kháng sinh ví dụ như nấm mốc Penicillium.
+ Một số nấm được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ví dụ nấm mốc dùng trong sản xuất tương, nấm men dùng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu nếp.
+ Một số nấm kí sinh trên côn trùng được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu, ví dụ nấm mốc kí sinh trên côn trùng được sử dụng để làm thuốc diệt côn trùng.
- Tác hại của nấm:
+ Có một số loại nấm có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong.
+ Một số loại nấm kí sinh gây bệnh cho người, động vật và thực vật.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 18: Đa dạng nấm Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều