Các bài toán về chuẩn độ axit bazo, chuẩn độ oxi hoa khử (hay, chi tiết)
Bài viết Các bài toán về chuẩn độ axit bazo, chuẩn độ oxi hoa khử với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các bài toán về chuẩn độ axit bazo, chuẩn độ oxi hoa khử.
Các bài toán về chuẩn độ axit bazo, chuẩn độ oxi hoa khử (hay, chi tiết)
Bài giảng: Phân biệt một số chất vô cơ - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
a. Phương pháp chuẩn độ trung hòa (chuẩn độ axit - bazơ)
- Dùng những dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để chuẩn độ các dung dịch axit và dùng các dung dịch axit mạnh (HCl, HNO3, H2SO4) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để độ các dung dịch bazơ.
- Để nhận ra điểm tương đương (thời điểm dung dịch chuẩn vừa phản ứng hết với dung dịch cần xác định) của phản ứng chuẩn độ trung hòa, người ta dùng chất chỉ thị axit - bazơ (hay chỉ thi pH, là những axit yếu có màu sắc thay đổi theo pH)
Bảng ghi khoảng pH đổi màu của một số chỉ thị
Tên thông dụng của chất chỉ thị | Khoảng pH đổi màu | Màu dạng axit - bazơ |
methyl da cam | 3,1 - 4,4 | Đỏ - vàng |
methyl đỏ | 4,2 - 6,3 | Đỏ - vàng |
Phenolphtalein | 8,3 - 10,0 | Không màu - đỏ |
Với mỗi phản ứng chuẩn độ cụ thể người ta chọn những chất chỉ thị nào có khoảng đổi màu trắng hoặc rất sát điểm tương đương.
b. Chuẩn độ oxi hóa khử bằng phương pháp pemangant
- Chuẩn độ oxi hóa - khử (phương pháp pemangant): được dùng để chuẩn độ dung dịch của các chất khử (Ví dụ: Fe2+, H2O2, H2C2O4, .. ) trong môi trường axit mạnh (thường dùng dung dịch H2SO4 loãng), khi đó MnO4- bị khử về Mn2+ không màu:
MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O
- Trong phương pháp này chất chỉ thị chính là KMnO4 vì ion Mn2+ không màu do đó khi dư một giọt KMnO4 dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng rất rõ giúp ta kết thúc chuẩn độ.
Bài 1: Cần thêm vào bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50 ml dug dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2 ?
Lời giải:
nNaOH = nOH = 0,25.V (mol)
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,05.0,1 + 0,05.2.0,05
pH = 2 ⇒ [H+] = 10 - 2 M = 0,01 mol
Ta có: (0,01 - 0,25V)/(0,05 + V) = 10 - 2
0,01 - 0,25.V = 0,01.0,05 + 0,01 V ⇒ 0,26.V = 0,01 - 0,01.0,05
V = 0,0365 l = 36,5 ml
Bài 2: Lấy 25ml dung dịch A gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 rồi chuẩn độ bằng dung dịch hỗn hợp KMnO4 0,025M thì hết 18,10ml. Mặt khác, thêm lượng dư dung dịch NH3 vào 25ml dung dịch A thì thu được kết tủa, lọc kết tủa rồi nung đỏ trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, cân được 1,2g. Nồng độ mol/l của FeSO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:
A. 0,091 và 0,25 B. 0,091 và 0,265
C. 0,091 và 0,255 D. 0,087 và 0,255
Lời giải:
Ta có:
nFeSO4 = 5.nKMnO4 = 2,2615.10-3 mol
CMFeSO4 = 2,2625/0,025 = 0,091M
Bài 1: Để xác định nồng đội dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam oxalic acid ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.
A. 0,114M B. 0,26M C. 0,124M D. 0,16M
Lời giải:
Đáp án: A
Chuẩn độ: H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O
Nồng độ dung dịch H2C2O4: C_(H2C2O4) = 1,26/126.1000/100 = 0,1M
Theo phản ứng: nNaOH = 2nH2C2O4.V = 2.10-3 mol
⇒ CM(NaOH) = 0,114M
Bài 2: Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 a mol/l cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Giá trị của a là:
A. 0,07 B. 0,08 C. 0,065 D. 0,068
Lời giải:
Đáp án: C
∑nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a
∑nOH- = 0,0165.0,1 + 0,0165.2.0,05 = 3,3.10 - 3 mol
Trung hòa dung dịch thì ∑nH+ = ∑nOH-
0,02.0,1 + 0,02a = 3,3.10 - 3 ⇒ a = 0,065 mol/l
Bài 3: Để xác định nồng độ dung dịch H2O2, người ta hòa tan 0,5 gam nước oxi già vào nước, thêm H2SO4 tạo môi trường axit. Chuẩn độ dung dịch thu được cần vừa đủ 10 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Xác định hàm lượng H2O2 trong nước oxi già.
A. 9% B. 17% C. 12% D. 21%
Lời giải:
Đáp án: B
Phản ứng
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + SO2 + 8H2O
Từ phản ứng ⇒ nH2O2 = 5/2 nKMnO4 = 2,5.10-3 (mol)
Bài 4: Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xi đe rit, người ta làm như sau: còn 0,6g mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn đọ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2ml. % theo khối lượng của FeCO3 là:
A. 12,18% B. 24,26% C. 60,9% D. 30,45%
Lời giải:
Đáp án: C
nKMnO4 = 0,025.25,2/1000 = 6,3.10-4 mol
Phương trình phản ứng:
Bài 5: Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dung dịch NaOH 0,12M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.
A. 0,102M B. 0,12M C. 0.08M D. 0,112M
Lời giải:
Đáp án: A
PTHH: HCl + NaOH → NaCl + H2O
nNaOH = 0,017.0,12 = 0,00204(mol)
Theo PT: nHCl = nNaOH = 0,00204mol
Nồng độ mol của dung dịch HCl là: 0,00204/0,02 = 0,102(M)
Câu 1: Hòa tan 1,0 gam quặng chromium trong acid, oxi hóa Cr3+ thành . Sau khi đã phân hủy hết lượng dư chất oxi hóa, pha loãng dung dịch thành 100 ml. Lấy 20 ml dung dịch này cho vào 25 ml dung dịch FeSO4 trong H2SO4. Chuẩn độ lượng dư FeSO4 hết 7,50 ml dung dịch K2Cr2O7 0,0150 M. Biết rằng 25 ml FeSO4 tương đương với 35 ml dung dịch K2Cr2O7. Thành phần % của chromium trong quặng là
A. 10,725%.
B. 21,450%.
C. 4,290%.
D. 2,145%.
Câu 2: Khi chuẩn độ ethanol bằng dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường acid xảy ra phản ứng sau:
3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Để chuẩn độ 10 ml mẫu thử có hàm lượng ethanol là 1,38 g /ml thì thể tích dung dịch (ml) K2Cr2O7 0,005 M cần dùng là
A. 25.
B. 20.
C. 15.
D. 10.
Câu 3: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch X. Khi chuẩn độ dung dịch X cần dùng 20 ml dung dịch KMnO4 0,05 M (có H2SO4 loãng làm môi trường). Giá trị của a là
A. 1,39.
B. 2,78.
C. 1,93.
D. 2,87.
Câu 4: Chuẩn độ 50 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1,00.10−3 M và Ca(OH)2 2,00.10−3 M bằng dung dịch HCl 5,00.10−3 M. Giá trị pH của hỗn hợp sau khi thêm 49,95 ml dung dịch HCl là
A. 10,6
B. 9,4
C. 4,6
D. 5,4
Câu 5: Khối lượng H2C2O4.2H2O (M = 126,067 g/mol) cần lấy để pha được 100 ml dung dịch chuẩn H2C2O4 0,01 M là
A. 0,063 gam.
B. 0,73 gam.
C. 0,36 gam.
D. 0,37 gam.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Các dạng bài tập về nhận biết, tách chất
- 40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải (cơ bản – phần 1)
- 40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải (cơ bản – phần 2)
- 40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải (nâng cao – phần 1)
- 40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải (nâng cao – phần 2)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều