Top 100 Đề thi Hóa học 12 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Hóa học 12 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Hóa 12.
Xem thử đề thi GK1 Hóa 12 Xem thử đề thi CK1 Hóa 12
Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Hoá học 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Hóa 12 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Hóa 12 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Hóa 12 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Hóa 12 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Hoá học 12 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Ethyl formate có công thức cấu tạo là
A. CH3COOH.
B. HCOOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOCH3.
Câu 2. Phản ứng giữa carboxylic acid và alcohol với xúc tác H2SO4 đặc được gọi là
A. phản ứng trùng ngưng.
B. phản ứng trùng hợp.
C. phản ứng ester hóa.
D. phản ứng xà phòng hóa.
Câu 3. Phản ứng thủy phân tripalmitin trong môi trường acid và môi trường kiềm đều thu được:
A. methyl alcohol.
B. ethylen glycol.
C. ethyl alcohol.
D. glycerol.
Câu 4. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là
A. dễ phân hủy sinh học.
B. được sản xuất từ dầu ăn tái chế.
C. thân thiện với môi trường.
D. có thể sử dụng với nước cứng và môi trường acid.
Câu 5. Chất thuộc loại monosaccharide là
A. maltose.
B. cellulose.
C. glucose.
D. saccharose.
Câu 6. Công thức phân tử của saccharose là
A. C12H22O11.
B. C6H12O6.
C. C6H10O5.
D. (C6H10O5)n.
Câu 7. Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường acid?
A. Glucose.
B. Glycerol.
C. Saccharose.
D. Fructose.
Câu 8. Khi thủy phân đến cùng cellulose thì thu được sản phẩm là
A. α-glucose.
B. α-fructose.
C. β-glucose.
D. β-fructose.
Câu 9. Chất nào sau đây thể khí ở điều kiện thường ?
A. Ethyl amine.
B. Aniline.
C. Cellulose.
D. Glucose.
Câu 10. Chất nào sau đây là amine bậc một?
A. Ethylmethylamine.
B. Dimethylamine.
C. Trimethylamine.
D. Aniline.
Câu 11. Amino acid nào sau đây có khối lượng phân tử là 75 amu?
A. Glycine.
B. Alanine.
C. Valine.
D. Lysine.
Câu 12. Số nhóm amino trong phân tử lysine là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 13. Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein?
A. Saccharose.
B. Albumin.
C. Triglyceride.
D. Cellulose.
Câu 14. Có một số nhận xét về carbohydrate như sau:
(1) Saccharose, tinh bột và cellulose đều có thể bị thủy phân.
(2) Tinh bột và cellulose là đồng phân cấu tạo của nhau.
(3) Phân tử cellulose được cấu tạo bởi nhiều đơn vị β-glucose.
(4) Thủy phân tinh bột trong môi trường acid sinh ra fructose.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 15. Cho các chất: aniline; saccharose; glycine; lysine. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 16. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccharose, tinh bột và cellulose thu được (m + 1,8) gam hỗn hợp Y (gồm glucose và fructose). Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 27 gam Ag. Giá trị của m là
A. 20,7.
B. 18,0.
C. 22,5.
D. 18,9.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:
(1) Thịt được ướp với nước ép dứa hoặc đu đủ thì khi nấu sẽ mềm chậm hơn.
(2) Khi làm nước mắm từ cá, các enzyme và vi sinh vật phân giải protein trong cá thành các amino acid.
(3) Độ đạm của nước tương, nước mắm tương ứng với tổng lượng oxygen có trong nước tương, nước mắm
(4) Khi ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng,... hệ tiêu hoá giúp thủy phân protein thành amino acid
(5) Trong chế độ ăn uống của chúng ta cần thiết phải cung cấp chất đạm (protein) đầy đủ.
(6) Người ta có thể thêm gia vị chua như giấm ăn, chanh vào chế biến thịt, cá nhanh mềm hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 18. Amino acid X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]3-COOH.
B. H2N-[CH2]2-COOH.
C. H2N-[CH2]4-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 1. Linoleic acid là một acid béo. Chất béo được tạo nên từ linoleic acid và glycerol là trilinolein.
a. Công thức linoleic có thể viết gọn là C17H33COOH.
b. Trong phân tử linoleic acid có chứa 2 liên kết đôi C=C đều ở dạng cis.
c. Hydrogen hóa hoàn toàn 17,56 gam trilinolein cần vừa đủ 1,12 lít H2 ở điều kiện chuẩn.
d. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,56 gam trolein cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH.
Câu 2. Các carbohydrate như glucose, fructose, saccharose, tinh bột và cellulose là các hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với sinh vật. Hãy cho biết những phát biểu sau đây về 5 carbohyrate trên là đúng hay sai?
a. Có ba chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường và hòa tan copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường.
b. Có ba chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid thu được sản phẩm có chứa glucose.
c. Có ba chất không tham gia phản ứng tráng bạc và có một chất làm mất màu bước bromine.
d. Cùng với chất béo (fat), protein (đạm) và vitamin (khoáng chất), carb (carbohydrate) cũng cần bổ sung để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và duy trì sức khỏe tổng thể.
Câu 3. Maltose (đường mạch nha) có công thức cấu tạo như sau:
Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Maltose có khả năng phản ứng với Cu(OH)2/NaOH và [Ag(NH3)2]OH.
b. Một phân tử maltose được cấu tạo từ 2 đơn vị glucose qua liên kết α-1,2-glycoside.
c. Saccharose không tồn tại dạng mở vòng như maltose.
d. Maltose có thể mở vòng do một đơn vị glucose vẫn còn nhóm –OH hemiketal.
Câu 4. Glutamic acid là một amino acid có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật. Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức cấu tạo như sau:
a. Glutamic acid có công thức phân tử là C5H9NO4.
b. Cho a mol glutamic acid tác dụng với a mol methanol khi có mặt xúc tác acid mạnh, đun nóng thu được hợp chất hữu cơ chứa 2 nhóm chức ester và 1 nhóm amino.
c. Đặt glutamic acid ở pH = 6,0 vào trong một điện trường, glutamic acid dịch chuyển về phía cực âm.
d. %O trong glutamic acid là 43,84%.
PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cần bao nhiêu tấn chất béo chứa 85% tristearin để sản xuất được 1,5 tấn xà phòng chứa 85% sodium stearate. Biết hiệu suất thủy phân 85%. (làm tròn đến hàng phần trăm)
Câu 2. Cho các chất sau: glucose, fructose, maltose, saccharose và tinh bột. Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất không làm mất màu nước bromine?
Câu 3. Nhỏ vài giọt dung dịch nitric acid đặc vào ống nghiệp đựng dung dịch lòng trắng trứng (albumin) thì thu được kết tủa có màu gì?
Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1mL dung dịch lòng trắng trứng và 1mL dung dịch NaOH 30%
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2- 3 phút
Trong các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân albumin thành hỗn hợp các α-amino acid.
(b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện hợp chất màu tím.
(c) Ở bước 2, lúc đầu có kết tủa màu tím, sau đó kết tủa tan ra tạo dung dịch màu xanh.
(d) Để phản ứng màu biuret xảy ra nhanh hơn thì ở bước 1 cần đun nóng dung dịch lòng trắng trứng.
(e) Nếu thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch glucose thì ở bước 2 hiện tượng thí nghiệm không thay đổi.
Số phát biểu đúng là
Câu 5. Bradykinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptide có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptide này, thu được bao nhiêu tripeptide mà trong thành phần có phenyl alanine (Phe) ?
Câu 6. Melamine là hợp chất hữu cơ tan ít trong nước, kết dính tốt được dùng trong chế tạo keo dính, nội thất. Một số cơ sở sản xuất sữa thường thêm melamine vào sản phẩm để tạp hàm lượng đạm giả trong sữa, gây nguy hại đến sức khỏe. Melamine có công thức cấu tạo như sau:
Số liên kết sigma có trong phân tử melamine là?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chất nào sau đây thể khí ở điều kiện thường ?
A. Methyl amine.
B. Aniline.
C. Cellulose.
D. Glucose.
Câu 2. Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein?
A. Saccharose.
B. Albumin.
C. Triglyceride.
D. Cellulose.
Câu 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Không nên vắt chanh vào sữa khi uống.
(b) Enzyme bị biến tính không thể thực hiện vai trò xúc tác.
(c) Khi làm đậu phụ xảy ra sự đông tụ protein.
(d) Sự thuỷ phân protein xảy ra trong quá trình làm nước mắm hay nấu nước tương.
(e) Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu. Tại nhiệt độ tối ưu, enzyme có hoạt tính tối đa làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 4. Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo thành. Các đơn vị nhỏ này được gọi là
A. mắt xích.
B. monomer.
C. hệ số polymer hóa.
D. hệ số trùng hợp.
Câu 5. Monomer tạo nên mắt xích của polypropylene (PP) là
A. CH4.
B. CH2=CH2.
C. CH3 – CH=CH2.
D. CH≡CH.
Câu 6. Teflon là polymer nhiệt dẻo, dùng để tráng, phủ lên chảo, nồi để chống dính, được trùng hợp từ monomer là
A. CF2 = CF2.
B. CH2 = CH2.
C. CFH = CFH.
D. CH2 = CHCl.
Câu 7. Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là
A. Polyethylene.
B. Poly(vinyl chloride).
C. Nylon 6-6.
D. Cao su thiên nhiên.
Câu 8. Tơ visco thuộc loại tơ?
A. Polyamide.
B. Polyester.
C. Thiên nhiên.
D. Bán tổng hợp.
Câu 9. Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. PVC.
B. PET.
C. Cao su buna.
D. Teflon.
Câu 10. Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzene (2), acrylonitrile (3), glycine (4), vinyl acetate (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (5).
C. (1), (3) và (5).
D. (3), (4) và (5).
Câu 11. Kí hiệu cặp oxi hoá − khử ứng với quá trình khử: Fe2+ + 2e → Fe là
A. Fe3+/Fe2+.
B. Fe2+/Fe.
C. Fe3+/Fe.
D. Fe2+/Fe3+.
Câu 12. Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá − khử nào được quy ước bằng 0?
A. Na+/Na.
B. 2H+/H2.
C. Al3+/Al.
D. Cl2/2Cl–.
Câu 13. Cặp oxi hóa – khử của kim loại là
A. dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.
B. dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.
C. dạng oxi hóa và dạng khử của các dạng thù hình của một nguyên tố kim loại.
D. dạng oxi hóa và dạng khử của một cation kim loại và kim loại đó.
Câu 14. Trong số các ion: Ag+, Al3+, Na+, Mg2+, ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?
A. Na+.
B. Mg2+.
C. Ag+.
D. Al3+.
Câu 15. Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá giảm dần là
A. K+ > Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Cu2+.
B. Fe2+ > Cu2+ > K+ > Mg2+ > Al3+.
C. Cu2+ > Fe2+ > K+ > Mg2+ > Al3+.
D. Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+ > K+.
Câu 16. Trong quá trình hoạt động của pin điện Ni − Cu, quá trình xảy ra ở anode là
A. Ni ⟶ Ni2+ + 2e.
B. Cu ⟶ Cu2+ + 2e.
C. Cu2+ + 2e ⟶ Cu.
D. Ni2+ + 2e ⟶ Ni.
Câu 17. Cho pin điện hoá Al – Pb. Biết = -1,66 V; = -0,13 V. Sức điện động của pin điện hoá Al – Pb là
A. 1,79V.
B. −1,79V.
C. −1,53V.
D. 1,53V.
Câu 18. Cho pin điện hóa Pb – Cu có sức điện động chuẩn = 0,47 V, pin Zn – Cu có sức điện động chuẩn = 1,10 V. Sức điện động chuẩn của pin Zn – Pb là
A. 0,63 V.
B. 1,57 V.
C. 0,47 V.
D. 0,55 V.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 1. Oleic acid là một acid béo. Chất béo được tạo nên từ oleic acid và glycerol là triolein.
a. Công thức oleic acid có thể viết gọn là C17H31COOH.
b. Triolein thể lỏng ở điều kiện thường.
c. Trong phân tử oleic acid có chứa 2 liên kết đôi C=C đều ở dạng cis.
d. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH.
Câu 2. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai khi nói về carbohydrate?
a. Khi nhỏ dung dịch glucose vào nước bromine thấy màu của dung dịch nhạt dần.
b. Ngâm ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm glucose và AgNO3/NH3 trong nước nóng, thấy có kết tủa Ag bám trên thành ống nghiệm.
c. Trong công nghiệp, người ta không dùng glucose để tráng bạc mà dùng hỗn hợp thu được sau khi thuỷ phân tinh bột hoặc thuỷ phân saccharose.
d. Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 (thuốc thử Tollens) để phân biệt glucose và fructose.
Câu 3. Poly(methyl methacrylate) (viết tắt là PMMA) là một polymer được điều chế từ methyl methacrylate. PMMA được sử dụng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglass. Plexiglass được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong các máy móc nghiên cứu, trong xây dựng, trong y học dùng làm răng giả, xương giả, ...
a. Methyl methacrylate có một liên kết đôi C = C trong phân tử.
b. Phản ứng tổng hợp PMMA từ methyl methacrylate thuộc loại phản ứng trùng ngưng.
c. Trong một mắt xích PMMA, phần trăm khối lượng nguyên tố carbon là 58%.
d. Từ methacrylic acid (CH2=C(CH3)COOH) và methanol có thể điều chế trực tiếp được methyl methacrylate.
Câu 4. Pin Galvani Zn − Cu gồm điện cực kẽm và điện cực đồng được nối với nhau bởi cầu muối (thường chứa dung dịch KCl bão hòa).
a. Khi hoạt động, điện cực Zn bị tan đi.
b. Tại cực dương (cathode) xảy ra sự oxi hóa Zn.
c. Dòng electron di chuyển từ cực Zn sang cực Cu.
d. Khối lượng cực Cu tăng lên so với trước khi hoạt động.
PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Kết quả phân tích nguyên tố của hợp chất amine thơm X có phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 78,51%; %H = 8,41%; %N = 13,08%. Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của X bằng 107. Ứng với công thức phân tử của X, có bao nhiêu đồng phân amine thơm?
Câu 2. Các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,... có thể chuyển hoá cellulose trong thức ăn thành glucose bằng enzyme cellulase để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phản ứng chuyển hoá cellulose thành glucose thuộc loại phản ứng nào?
Câu 3. Cho các polymer: tinh bột, nitron, tơ tằm, capron, polyethylene, nylon-7, polypropylene, nylon-6,6. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu polymer tổng hợp?
Câu 4. Phân tử khối của một đoạn mạch cellulose là 2 430 000. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch cellulose nêu trên là?
Câu 5. Cho các cặp oxi hoá - khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Cặp oxi hoá-khử |
Li+/Li |
Mg2+/Mg |
Zn2+/Zn |
Ag+/Ag |
Thế điện cực chuẩn, V |
-3,040 |
-2,356 |
-0,762 |
+0,799 |
Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là?
Câu 6. Hai cặp oxi hoá - khử Ni2+/Ni và Cd2+/Cd tạo thành pin có sức điện động chuẩn là 0,146 V. Phản ứng xảy ra trong pin:
Cd + Ni2+⟶Cd2+ + Ni
Thế điện cực chuẩn của cặp Cd2+/Cd có giá trị là bao nhiêu vôn? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)
Cho biết: ở trạng thái chuẩn, pin Ni - Pb có sức điện động 0,131 V; = -0,126V.
Tham khảo đề thi Hóa học 12 các bộ sách có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12