Giải GDCD lớp 6 trang 40 Kết nối tri thức

Với Giải GDCD lớp 6 trang 40 trong Bài 8: Tiết kiệm Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 6 trang 40.

Vận dụng 1 trang 40 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm  “Làm kế hoạch nhỏ” (ví dụ: thu gom sách báo, truyện cũ,… )

Lời giải:

Em cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm  “Làm kế hoạch nhỏ” theo bảng kế hoạch sau:

Kế hoạch “Làm kế hoạch nhỏ”

Mục tiêu của kế hoạch

- Tạo ra nguồn quỹ tặng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó

Cách thức thực hiện kế hoạch

- Thu gom giấy vụn, chai, vỏ lon các loại.

-     Tiết kiệm tiêu dùng, nuôi heo đất, …

Thời gian thực hiện kế hoạch

- Trong năm học


Dự kiến kết quả

- Mỗi bạn mỗi tháng tiết kiệm khoảng 10 nghìn, nhân lên với sĩ số lớp là 30 bạn là 300 nghìn,…

Ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch

- Tiết kiệm, bảo vệ môi trường, tái chế sử dụng các vật liệu phế thải…



Vận dụng 2 trang 40 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyền truyền về tiết kiệm điện, nước.

Lời giải:

Em cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyền truyền về tiết kiệm điện, nước

           Hiện nay, nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên diện rộng, kéo dài liên tục ở mức 39-40 độ C dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao đột biến. Theo thông tin dự báo, thời tiết năm nay sẽ còn có diễn biến phức tạp, nắng nóng có xu hướng tăng cao bất thường. Vì vậy, tình hình tiêu thụ điện, dự báo sẽ tiếp tục ở mức rất cao làm tăng nguy cơ quá tải, sự cố mất điện, thậm chí khả năng cháy nổ, gây mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng con người, nắng nóng gay gắt đã làm cho một số địa phương thiếu nước cục bộ.

Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề thiếu điện, nước ngày càng trầm trọng, chúng em đưa ra một số nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước như sau:

Trước tiên, cần biết tại sao phải tiết kiệm điện, nước. Nước bao phủ 70% bề mặt trái đất, nhưng chỉ có 1% lượng nước trong đó là con người có thể tiếp cận được dễ dàng. Bởi nước là nguồn sống thiết yếu của trái đất. Tiết kiệm điện, nước chính là tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội; góp phần tiết kiệm lượng điện, nước không cần thiết và hạn chế phần nào sự thiếu điện, nước tại khu vực sinh sống. Bên cạnh đó, tiết kiệm điện, nước còn góp phần gìn giữ tài nguyên, môi trường cho thế hệ tương lai…

Vậy cần làm gì để tiết kiệm điện, nước. Muốn tiết kiện điện, mỗi cá nhân phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện đối với cuộc sống và sự phát triển của xã hội bởi thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức tiết kiệm điện, nước thậm chí còn lãng phí. Đặc biệt trong tình hình đất nước đang gặp khó khăn vì phải gồng mình chống dịch (COVID-19) như hiện nay thì mỗi người chúng ta lại càng phải có ý thức và trách nhiệm hơn bao giờ hết trong việc thực hiện tiết kiệm điện, nước.

Để tiết kiệm điện chúng ta:

+ Để tiết kiệm điện, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều hơn vì ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ tạo ra một môi trường học tập thoải mái hơn so với ánh sáng của bóng đèn điện thường có trong các lớp học, giúp tập trung, tỉnh táo và cải thiện hớn tâm trạng người học. Nếu như ánh sáng mặt trời đủ chiếu sáng phòng học, hãy tận dụng tối đa nguồn năng lượng thiên nhiên này bằng cách tắt các bóng đèn để tiết kiệm điện. Ngoài ra, việc tắt đèn còn giúp phòng học mát hơn trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm mùa hè như hiện nay. Và đừng quên tắt đèn, tắt quạt  khi ra khỏi phòng học.

+ Trong các phòng học, không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao, như vậy sẽ rất tốn điện. Bật quạt chạy ở chế độ vừa phải. Bên cạnh sử dụng quạt trần, ta có thể mở thêm các cửa sổ để đón gió tự nhiên.

+ Tắt đèn và các thiết bị điện khi không thật sự cần thiết. Chỉ cần mỗi lớp học tắt bớt một bóng đèn hay một máy quạt vào giờ cao điểm (từ 9h - 11h) là đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà trường.

+ Không để các thiết bị điện ở trạng thái chờ vì điều đó vẫn làm tiêu hao năng lượng điện. 

Để tiết kiệm nước chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm từ những việc làm nhỏ hàng ngày như : 

+ Khóa vòi nước trong khi đánh răng, …

+ Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước…

+ Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…

+ Tận dụng nguồn nước mưa,

+…

Với những nội dung tuyên truyền trên, hi vọng các bạn không chỉ vận dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động người thân, cộng đồng xã hội, lan tỏa đến mọi người ý thức thực hiện sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Đó cũng cách các bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng. Cuối cùng, mong các bạn hưởng ứng và thực hiện thật tốt chủ trương tiết kiệm điện, nước của nhà nước.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Tiết kiệm Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác