Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 10.

Khởi động

Giải GDCD 6 trang 45

Khám phá

Luyện tập

Giải GDCD 6 trang 49

Vận dụng

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (hay, chi tiết)

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.

b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

- Nhóm quyền chính trị:

+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); 

+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); 

+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…

- Nhóm quyền dân sự:

+ Quyền sống (Điều 19); 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

 

+ Bình đẳng giới (Điều 26).

+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);

+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),

+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).

+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).

+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…

- Nhóm quyền về kinh tế: 

+ Tự do kinh doanh (Điều 33).

+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

+ Học tập (Điều 39).

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).

+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46).

+ Nộp thuế (Điều 47);

+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39)

+ Bảo vệ môi trường (Điều 43)…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kết nối tri thức

2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

-  Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (có đáp án)

I. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Công dân là

A. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.

B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.

C. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.

D. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định

Câu 2: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật 

A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.

B. phải có trách nhiệm với cộng đồng.

C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng.

D. được hưởng tất cả quyền mình muốn.

Câu 3: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

A. nhiều nước.

B. nước ngoài.

C. quốc tế.

D. Việt Nam.

Câu 4: Quốc tịch là 

A. căn cứ xác định công dân của một nước.

B. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.

C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.

D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu 5: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân nước đó.

B. công dân và công dân nước đó.

C. tập thể và công dân nước đó.

D. công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 6: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

A. tập tục qui định.

B. pháp luật qui định.

C. chuẩn mực của đạo đức.

D. phong tục tập quán.

Câu 7: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

II. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Công dân mang quốc tịch Việt Nam là

A. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

B. trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

D. tất cả A, B, C đều đúng.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác