Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 11.

Khởi động

Giải GDCD 6 trang 50

Khám phá

Luyện tập

Giải GDCD 6 trang 54

Vận dụng

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em (hay, chi tiết)

1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em  | Kết nối tri thức 

+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Kết nối tri thức 

+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Kết nối tri thức

+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Kết nối tri thức 

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

c. Bổn phận của trẻ em

 Bổn phận của trẻ em đối với đất nước:

+ Tôn trọng pháp luật.

+ Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Kết nối tri thức

+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Kết nối tri thức

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em (có đáp án)

I. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: NNhững lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niện

A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.

B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em     

C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.  

D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 2: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền

A. tham gia của trẻ em.       

B. bảo vệ của trẻ em. 

C. sống còn của trẻ em.      

D. phát triển của trẻ em.

Câu 3: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

A. Ba nhóm cơ bản.   

B. Bốn nhóm cơ bản.

C. Sáu nhóm cơ bản.

D. Mười nhóm cơ bản.

Câu 4: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền

A. sống còn của trẻ em.

B. phát triển của trẻ em.      

C. tham gia của trẻ em.         

D. bảo vệ của trẻ em.

Câu 5: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh.   

B. Quyền nuôi dưỡng .

C. Quyền chăm sóc sức khỏe.   

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền

A. bảo vệ của trẻ em.

B. phát triển của trẻ em.      

C. sống còn của trẻ em.      

D. tham gia của trẻ em.       

Câu 7: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.

B. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc.   

C. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực    

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?

A. Quyền học tập.  

B. Quyền vui chơi, giải trí.  

C. Quyền phát triển năng khiếu.       

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?

A. 1989

B. 1998.

C. 1986.

D. 1987.

Câu 10: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình.    

B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình.    

C. Quyền được được kết giao bạn bè.      

D. Cả A, B, C đều đúng.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác