Giải GDCD lớp 6 trang 39 Kết nối tri thức
Với Giải GDCD lớp 6 trang 39 trong Bài 8: Tiết kiệm Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 6 trang 39.
Luyện tập 1 trang 39 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng đồ dùng học tập của học sinh.
- Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh.
Lời giải:
- Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập như:
+ Viết giấy chưa hết trang đã bỏ
+ Dùng bút vẽ bậy vào tập
+ Xé giấy làm máy bay, vứt bừa bãi
+…
- Cách tiết kiệm đồ dùng đồ dùng học tập của học sinh:
+ Bảo quản dụng cụ học tập tốt
+ Không dùng bút viết vẽ bậy vào giấy
+ Thu gom giấy vụn gây quỹ cho lớp.
- Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian:
+ Không cố gắng học tập
+ Ngủ gục trong giờ học
+ Chơi game nhiều sao nhãng học tập…
+….
- Cách tiết kiệm thời gian của học sinh:
+ Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc
+ Không dùng thời gian làm những việc không có ích.
+….
Luyện tập 2 trang 39 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
a) Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn.
b) Dương thường bật điều hòa, quạt trần, ti vi suốt ngày cả khi ra sân chơi với các bạn.
c) Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hiết cả số tiền mẹ cho để mua sách.
Lời giải:
a, Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn.
=> Nhận xét hành vi của Lan: Bạn là người biết tiết kiệm thức ăn, tránh lãng phí.
b, Dương thường bật điều hòa, quạt trần, ti vi suốt ngày cả khi ra sân chơi với các bạn.
=> Nhận xét hành vi của Dương là lãng phí điện, khi không dùng nữa chúng ta nên tắt thiết bị điện.
c, Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hiết cả số tiền mẹ cho để mua sách.
=> Nhận xét hành vi của Quân và Tuấn là lãng phí tiền bạc, chi tiêu vào mục đích không chính đáng, không cần thiết.
Luyện tập 3 trang 39 Giáo dục công dân lớp 6: Xử lí tình huống:
1. Gia đình Lan sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật Lan, nhóm bạn thân trong lóp gợi ý Lan tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho “sang trọng”.
Nếu là Lan em sẽ làm gì?
2. Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, Hùng không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, Hùng lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Cô giáo và bố nẹ nhắc nhở nhưng Hùng vẫn không thay đổi vì cho rằng đó là cách để tư giãn, giảm bớt căng thẳng sau giờ học.
a) Em có nhận xét gì về việc sử dụng điện thoại của Hùng? Điều này ảnh hưởng gì đến kết quả học tập?
b) Em có lời khuyên gì dành cho Hùng?
3. Tuyết luôn nhận mình là người sống tiết kiệm, thích mua hàng rẻ nhưng không có nguồn gốc, xuất xứ. Bạn thường không chia sẻ đồ dùng của mình với các bạn vì cho rằng cần phải tiết kiệm.
Em có đồng tình với cách tiết kiệm của Tuyết không. Vì sao?
Lời giải:
1. Nếu là Lan em sẽ nói với các bạn:
+ Gia đình mình còn khó khăn nên phải biết tiết kiệm không nên lãng phí tiền vào những thứ không cần thiết.
+ Mình có thể tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm nhưng vẫn vui và đầm ấm…
2. a, Em có nhận xét về cách sử dụng điện thoại của Hùng:
+ Hùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành
+ Hùng đang rất lãng phí, sử dụng không hợp lí thời gian của mình...
- Điều này sẽ làm cho kết quả học tập của bạn: ngày càng đi xuống và không có kết quả tốt.
b, Em có lời khuyên cho Hùng:
+ Không nên sử dụng thời gian của mình vào những việc vô bổ như vậy
+ Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc: hãy dành thời gian nhiêu cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ…
3. Em không đồng tình với cách tiết kiệm của Tuyết.
- Vì:
+ Tuyết mua hàng rẻ nhưng không có nguồn gốc, xuất xứ làm như vậy không phải là tiết kiệm có khi mua phải hàng khong sử dụng được.
+ Tuyết không chia sẻ đồ dùng của mình với các bạn vì cho rằng cần phải tiết kiệm nhưng thực tế là sống ích kỉ, hẹp hòi, keo kiệt,..
Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Tiết kiệm Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức
- Giải Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải SBT Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT