Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

Nắm vững được kiến thức về các quan hệ: điểm thuộc đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm cùng phía hoặc khác phía đối với một điểm, hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau; về các khái niệm: tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng:

- Nhận biết được và mô tả được bằng lời nói hoặc kí hiệu: điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng, hai đường thẳng song song hay cắt nhau.

- Nhận biết được điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm năm cùng phía hay khác phía đối với một điểm.

- Đọc đúng tên đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

- Đo được độ dài các đoạn thẳng cho trước.

b. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Năng lực riêng: giải quyết các bài toán trong sgk

3. Phẩm chất

Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, êke

2. Đối với học sinh: Các dụng cụ vẽ hình: thước, compa, êke

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

C-D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 8.19, 8.20, 8.21, 8.22, 8.2, 8.24

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 8.19: Cho bốn điểm phân biệt A,B,C và D, trong đó không có ba điểm nào thăng hàng.

a. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho? Kể tên các đương thẳng đó .

b. Có bao nhiêu tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong ba điểm còn lại? Đó là những tia nào?

c. Có bao nhiêu đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho ? Đó là những đoạn thẳng nào?

Câu 8.20: Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A, B và C.

a. Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho?

b. Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?

Câu 8.21: Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

a) Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.

b) Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.

c) Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Câu 8.22: Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng OM

Câu 8.23: Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

Câu 8.24: Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều đi qua 3 trong 7 điểm đó.

Câu 8.19:

a. Có 6 đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho

Tên các đường thẳng đó là: AB, AC, AD, BC, BD, CD.

b. Có 12 tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong ba điểm còn lại

Đó là những tia: AB, AD, AC, BA, BC, BD, DA, DB, DC, CA, CB, CD.

c. Có 6 đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho

Đó là những đoạn thẳng : AB, AD, AC, BC, BD, DC.

Câu 8.20:

Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57

a. Có 8 đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho.

b. Không phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế này, điểm G tồn tại khi đường thẳng DE không song song với đường thẳng d.

Câu 8.21:

Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57

a. Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M, N nên ta có: ON + OM = MN mà OM = 5cm; ON = 7cm nên MN = 5+7 = 12 (cm).

b. Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có: KM = KN = MN:2 = 12:2 = 6 (cm)

Ta có : O nằm giữa M và K nên OK+OM = KM mà KM =6 cm; OM = 5 (cm), OK = KM-OM = 6-5=1 (cm).

c. Vì OK

Câu 8.22:

TH 1: Điểm A, B nằm khác phía đối với điểm O

Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57

Vì O nằm giữa A, B nên ta có: OA + OB = AB mà OA = 4cm; OB = 6cm nên AB = 6+4 = 10 cm

Vì M là trung điểm của AB nên ta có: MA = MB = AB:2 = 5 cm

Vì OM

TH 2: Điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm O

Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57

Vì A nằm giữa O và B nên ta có: OA+AB = OB mà OB = 6 cm; OA=4 cm; AB = OB-OA = 6-4 = 2 cm

Vì M là trung điểm của AB nên ta có: MA=MB = AB : 2 = 1 cm

Vì MB

Câu 8.23:

Các bộ ba điểm thẳng hàng là:

A,C,N và A,C,B và C,N,B và B,N,A.

Câu 8.24:

Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học