Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 54 - 55

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, thiết kế đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS củng cố , rèn luyện kĩ năng:

+ Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

+ Tìm ƯCLN và BCNN.

2. Năng lực 

- Năng lực riêng:

+ Vận dụng ƯCLN và BCNN  trong một số bài toán thực tiễn.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, giáo án tài liệu, Chuẩn bị trước bảng trong bài 2.45 ra giấy A1 hoặc bảng phụ.

2 - HS : SGK; đồ dùng học tập.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức : Cách tìm ƯCLN và BCNNCách tìm ƯC thông qua ƯCLNCách tìm BC từ BCNN.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời

c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức bài 11 + 12

d) Tổ chức thực hiện: 

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hỏi đáp HS kiến thức Bài 10 + 11

  • + Các bước tìm ƯCLN.
  • + Cách tìm ƯC thông qua ƯCLN.
  • + Các bước tìm BCNN.
  • + Cách tìm BC từ BCNN.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, nhớ lại kiến thức và giơ tay phát biểu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 HS phát biểu đối với mỗi 1 câu hỏi.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

C. HOẠT ĐỘNG  LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Ví dụ 2 (SGK – tr54)+Bài 2.45 ; 2.46 ; 2.47 – (tr55- SGK ).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.

Ví dụ 2 : SGK- tr54

Số tự nhiên a lớn nhất cần tìm chính là ƯCLN (18, 45, 135)

18 = 2.32

45 = 32.5

135 = 33.5

Do đó ƯCLN (18, 45, 135) = 3= 9.

Bài 2.45 : 

a

9

34

120

15

2 987

b

12

51

70

28

1

ƯCLN (a, b)

3

17

10

1

1

BCNN (a, b)

36

102

840

420

2987

ƯCLN (a, b) . BCNN (a, b)

108

1734

8400

420

2987

a . b

108

1734

8400

420

2987

=> ƯCLN (a, b) . BCNN (a, b) = a . b ( GV lưu ý rút ra nhận xét cho HS để HS ứng dụng làm bài tập)

Bài 2.46 :

a) ƯCLN ( 3. 52, 52.7) = 52= 25

BCNN ( 3. 52, 52.7) = 3. 52.7 = 525 

Bài 2.47 :

a) Vì ƯCLN (15, 17) = 1 => Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 54 - 55là phân số tối giản.

b) Vì ƯCLN ( 70, 105) = 35 => Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 54 - 55

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp  dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Ví dụ 3 (SGK-tr54) + Bài 2.48 + 2.50 + 2.51 (SGK- tr55)

Ví dụ 3 :

Gọi : Thời gian để sau đó ba đèn cùng phát sáng lần tiếp theo là x( giây).

Khi đó : x = BCNN (6, 8, 10)

6 = 2.3

8 = 23

10 = 2.5

=> x = BCNN ( 6, 8, 10) = 23.3.5 = 120

Do đó sau 120 giây =  2 phút tức là vào lúc 6 giờ 2 phút thì ba đèn lại cùng phát sáng  lần tiếp theo.

Bài 2.48 : Đổi : 360 giây = 6 phút ; 420 giây = 7 phút

Gọi :Thời gian họ gặp lại nhau là : x ( phút)

=> x = BCNN ( 6, 7) = 42

Vậy sau 42 phút họ gặp lại nhau.

Bài 2.50 :

Gọi : Độ dài lớn nhất có thể của thanh gỗ là : x (dm)

=> x = ƯCLN (56, 48, 40) 

56 = 23.7

48 = 24.3

40 = 23.5

=> x = ƯCLN (56, 48, 40) = 2= 8 (dm)

Vậy độ dài lớn nhất của thanh gỗ là 8dm.

Bài 2.51 :

Gọi : Số học sinh lớp 6A là x ( học sinh, x  N*, x < 45)

=> x  BC ( 2, 3, 7) 

BCNN ( 2, 3, 7) = 42

=> x  BC ( 2, 3, 7) = B(42) = { 0 ; 42 ; 84 ; …}

Mà x < 45 => x = 42 (học sinh)

Vậy lớp 6A có 42  học sinh.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Đánh giá đồng đẳng: HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm học tập của các HS khác

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

+ Phương pháp kiểm tra miệng.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.


V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

……………………………………………………

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học từ đầu chương II tới giờ, chuẩn bị sản phẩm sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chương II ra giấy A1 theo tổ. (GV hướng dẫn cụ thể ).

- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm bài 2.47 và 2.52 (SGK – tr 55)

- Xem trước các bài tập “ Bài tập cuối chương II”. 

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học