Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối Chương 3 trang 76

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, thiết kế đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.

- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.

2. Năng lực 

- Năng lực riêng:

+ Nâng cao các kĩ năng đã hoàn thành trước đó.

+ Giúp HS trong việc giải và trình bày giải toán.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, giáo án tài liệu, PPT

2 - HS : SGK; đồ dùng học tập; sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

Giúp HS tổng hợp, liên kết kiến thức của các bài học từ Bài 13->Bài 17.

b) Nội dung: Đại diện các nhóm HS trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và cho ý kiến.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung kiến thức từ Bài 1 -> Bài 7 một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.

Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối Chương 3 trang 76

d) Tổ chức thực hiện: 

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày ( Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

C. HOẠT ĐỘNG  LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS chữa bài tập Bài 3.52 (2HS lên bảng) ; 3.53 (3HS lên bảng) ; 3.54 ( 2HS lên bảng) .

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.

Bài 3.52 : 

a) S = = { -4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5}

Tổng các phần tử trong tập S = 5

b) T = { x ∈ Z| -7 ≤ x<1}= {-7 ; -6 ;-5 ; -4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0}

Tổng của các phần tử trong tập T = (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 = -28

Bài 3.53 : 

a) 15. (-236) + 15.235 = 15. ( -236 + 235) = 15.(-1) = -15

b) 237. (-28) + 28.137 = 28. (-237 + 137) = 28. (-100) = -2800

c) 38.(27-44) -27. (38-44) = 38.27 -38.44 -27.38 + 27.44 = 44. (-38 + 27) = 44. (-11) = -484

Bài 3.54 : P = (-35).x – (-15).37

a) x = 15 =>  P = (-35). 15 + 15.37= 15.(-35 +37) = 15.2 =  30

b) x = -37 => P = (-35) . (-37) + 15.37 = 37. ( 35 +15) = 37.50 = 1 850

- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết bài làm của HS và lưu ý HS những lỗi hay mắc.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp  dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trình bày miệng các bài tập: Bài 3.50 ; 3.51 ; 3.55 ; 3.56 

Bài 3.50 :

a) Ở nơi lạnh nhất thế giowis, nhiệt độ có thể xuống đến -60oC.

b)  Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về -2 000 000 đồng.

Bài 3.51: a> 0 ; b<0 ; c ≥  1 ; d  ≤ -2

⇒ Các số dương là ; a ; c

 ⇒Các số âm là : b ; d

Bài 3.55 :

a) Ví dụ :  a = 5 ; b = -15 => hiệu a – b = 10 > a ; b.

b) Ví  dụ : a = -12 ; b = -2 => hiệu a – b = -10 ; a < -10 < b

Bài 3.56:

Tích của 15 số đã cho có thể nhóm thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 thừa số. Theo đề, tích của các số trong mỗi nhóm đều là số âm. Vậy tích của 15 số đã cho bằng tích của ba số âm nên nó có dấu âm.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Đánh giá đồng đẳng: HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm học tập của các Hs khác.

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

- Sơ đồ tư duy


V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

……………………………………………………

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp.

- Tìm hiểu trước chương mới và đọc trước bài mới “Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều.”

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học