Giáo án Sinh học 6 Bài 53: Tham quan thiên nhiên
1. Kiến thức
- Tìm hiểu đặc điểm môi trường từng nơi tham quan.
- Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường.
2. Kĩ năng
- Quan sát và thu thập vật mẫu ( chú ý vấn đề bảo vệ môi trường ).
- KNS: Kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập, quan sát, phân tích thông tin từ thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Giáo dục tinh thần học tập, tự giác tìm hiểu củng cố và mở rộng kiến thức.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị địa điểm tham quan thiên nhiên (GV trực tiếp đi tìm địa điểm ).
- Dự kiến phân công nhóm nhóm trưởng .
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn tập kiến thức về đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, đặc điểm các nhóm, các ngành thực vật.
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm như SGK tr. 173, 174
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK tr. 173
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Chúng ta đã quan sát nghiên cứu các cơ quan: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt của thực vật có hoa. Quan sát nghiên cứu các nhóm thực vật từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta chưa quan sát chúng trong thiên nhiên, chưa biết chúng phân bố như thế nào và thích nghi ra sao trong các điều kiện sống cụ thể. Buổi tham quan thiên nhiên hôm nay giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể của môi trường. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: đặc điểm môi trường từng nơi tham quan. - Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
- GV phân công nhóm trưởng, dặn dò nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - GV nêu yêu cầu của hoạt động là làm việc theo nhóm, thực hiện nội dung sau: + Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật. + Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm. + Thu thập mẫu vật. Cụ thể như sau: a. Quan sát hình thái một số thực vật: + Quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. + Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: cạn, nước,… tìm đặc điểm thich nghi. + Lấy mẫu cho vào túi nilon và buộc nhãn cây để tránh nhầm lẫn. b. Nhận dạng thực vật và xếp chúng vào nhóm: - Xác định tên một số cây quen thuộc - Vị trí phân loại: Tới lớp đối với thực vật Hạt kín; tới ngành đối với Rêu, Tảo, Dương xỉ, Hạt trần. c. Ghi chép: - Ghi chép ngay những điều quan sát được. - Thống kê vào bảng kẻ sẵn Ví dụ: Cây rêu, mọc thành từng đám ở nơi ẩm ướt. Những nơi khô ráo như những mô đất cao, bờ tường có ánh sáng … rêu thường chết. Quan sát kĩ đám rêu, có thể thấy trên ngọn rêu có cuống mọc dài ra, phía đầu phình to, đó là túi bào tử - cơ quan sinh sản của rêu. Quan sát 1 cây rêu, phía dưới có rễ giả, thân nỏ, mềm, yếu. Rêu thuộc ngành Rêu trong nhóm thực vật bậc cao. Lấy mẫu đám rêu cho vào túi nilon, buộc nhãn cây vào túi. - GDMT: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên. Thế giới thực vật muôn hình muôn vẽ, đem lại vẽ đẹp tự nhiên cho cuộc sống. |
- Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình, điểm danh nhóm và báo lên GV nếu có bạn vắng mặt. - Các nhóm lắng nghe và thực hiện hoạt động theo nhóm dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng. - Quan sát cây lúa dại và cây hoa hồng về đặc điểm + Rễ, thân, lá .... + Môi trường sống ở nước, trên cạn. |
1. Quan sát ngoài thiên nhiên. - Quan sát thu thập mẫu về: + Tên cây. + Nơi mọc. + Môi trường sống. + Đặc điểm hình thái (Thân, rễ, lá, hoa, quả) + Thuộc (ngành, nhóm) thực vật. - So sánh các ngành, các nhómvới nhau, và với các ngành các nhóm khác. |
- GV đưa ra 3 nội dung để các nhóm phân công thực hiện 1 trong 3 nội dung đó: * Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá. * Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với động vật * Nhận xét sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan. - Nếu các nhóm HS khó lựa chọn nội dung, GV sẽ phân công các nhóm một nội dung quan sát - GDMT: Vai trò to lớn của thực vật đối với động vật và con người → Vai trò duy trì sự sống. Cần có biện pháp bảo vệ và phát triển giới thực vật. |
- Các nhóm lắng nghe, trao đổi để lựa chọn nội dung quan sát cho nhóm. * HS quan sát biến dạng của rễ, thân, lá và đối chiếu với kiến thức đã học. * Ví dụ: Mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với động vật + Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột… + Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề … mọc trên cây gỗ to. + Quan sát thực vật sống kí sinh: tầm gửi, dây tơ hồng,… + Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ * HS nhận xét sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan. - Các nhóm rút ra nhận xét mối quan hệ thực vật với thực vật và thực vật với động vật, thực vật với con người. |
2: Quan sát nội dung tự chọn. - Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với động vật. |
- GV tập trung lớp. - GV đề nghị các nhóm báo cáo kết quả quan sát được, các nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV giải đáp các thắc mắc của HS - GV nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm -> tuyên dương nhóm tích cực - GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK - GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, cải tạo môi trường ở địa phương sinh sống. |
- Các nhóm tập trung - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động, nhóm khác nhận xét. - Các nhóm rút kinh nghiệm học tập. - Nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo. |
3. Thảo luận toàn lớp. - Các nhóm báo cáo kết quả. |
Tiết 2
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
---|---|---|
- GV phân công nhóm trưởng, dặn dò nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - GV cho học sinh chọn địa điểm quan sát trong khu vục và ghi chép lại những gì quan sát theo nội dung yêu cầy. - Phân công từng nội dung quan sát cho các nhóm. - Sau thời gian quan sát, Gv tập trung HS lại. Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quan sát, giải đáp những thắc mắc của các nhóm. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có). - GV nhận xét báo cáo các nhóm. - GDMT: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên. Chúng có mối quan hệ mật thiết với giới động vật và con người. |
- Nhóm trưởng các nhóm chuẩn bị cho công việc tham quan: Cử người ghi chép, quan sát, thu thập thông tin. - Các nhóm chọn khu vục quan sát. Và quan sát, ghi chép theo 3 nội dung sau: + Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá. + QS mối quan hệ giữa TV – ĐV. + Nhận xét sự phân bố của TV trong KV tham quan. - HS quan sát và ghi chép theo nội dung của nhóm. VD: Học sinh ghi nhận mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với động vật + Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột… + Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề … mọc trên cây gỗ to. + Quan sát thực vật sống kí sinh: tầm gửi, dây tơ hồng,… + Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ → Rút ra kết luận về MQH giữa TV-ĐV. - HS trình bày báo cáo của nhóm (nêu thắc mắc nếu có). - Nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có). - HS nghe! |
1. Quan sát các nội dung tự chọn theo định hướng của giáo viên. 2. Tổng kết buổi san sát thiên nhiên. |
Tiết 3
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
---|---|---|
- GV phân công nhóm trưởng, dặn dò nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Y/c học sinh phân loại các mẫu đã quan sát trước đó, kết hợp với kiến thức đã học về phân biệt các loại rễ, thân, lá, hoa, quả. Hình thái của cây sống ở những môi trường khác nhau như: trên cạn, dưới nước, sa mạc… + Thân: Có những loại thân nào? Cho ví dụ? + Rễ: ví dụ các cây: Xoài, ngô, lúa, ổi, mía, đu đủ, mồng tơi…. * Thế nào là rễ cọc, rễ chùm? Phân biệt các loại rễ của các cây trên. - Phân biệt hình dạng ngoài của lá? VD? - Hoa: Hoa gồm những bộ phận chính nào? Ví dụ? - Quả: Có mấy loại quả, chúng chia thành mấy nhóm? VD? - Nhận xét về hình thái của thực vật khi chúng sống trong các môi trường khác nhau: trên cạn, nước, xa mạc. - Gv: Hãy xếp chúng vào nhóm thực vật hạt trần hoặc Tv hạt kín? - HS nhớ lại kiến thức phân loại thực vật từ cao đến thấp. - GV nhận xét, kết luận. |
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm theo nội dung quan sát. - Các nhóm tiến hành quan sát, phân loại theo kiến thức đã học. + Thân gồm các loại: Thân đứng (gỗ, cột, cỏ); thân leo; thân bò. VD: Cây bạch đàn, cây dừa, rau má … + Rễ: HS phân biệt rễ cọc, rễ chùm. o Rễ cọc: Xoài, ổi, đu đủ, mồng tơi. o Rễ chùm: Ngô, lúa, mía - Lá: + Hình dạng ngoài của lá: Phiến lá, gân lá, lá đơn lá kép! VD: Lá mía, lá bình bát, lá xoài, rau muống, sen, lục bình, …. - Hoa: Gồm đài, tràng, nhị, nhuỵ. VD: Hoa hồng, hoa loa kèn, hoa phượng, hoa bàng lăng… - Quả: có 2 loại. + Quả khô: Quả khô nẻ và khô không nẻ. VD: quả chò, thì là, dừa… + Quả thịt: quả mọng và quả hạch. VD: Cà chua, xoài … - Mỗi loài sống trong môi trường nhất định sẽ thích nghi tốt với môi trường đó để tồn tại và phát triển. + Xương rồng: Thích nghi môi trường khô hạn: sa mạc. + Lục bình, sen, súng, rau nhút: môi trường nước: Thân nhẹ, xốp, có phao để nổi trên mặt nước. - HS: xếp vào thành từng nhóm hạt trần hoặc hạt kín. - HS: Ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài. - HS nghe! |
1. Quan sát các nội dung tự chọn theo định hướng của giáo viên. Tiến hành phân loại chúng. |
4. Củng cố đánh giá:
* Thực hành – luyện tập:
- Nhận xét tinh thần học tập của nhóm.
- Các nhóm tiếp tục ép các mẫu còn lại chưa hoàn thành.
* Vận dụng.
- Ứng dụng kiến thức trong sách giáo khoa và từ quan sát thực tế làm mẫu rễ, thân, lá cây khô.
5. Dặn dò:
- Trình bày các mẫu ép khô dễ nhìn, dễ hiểu, đúng khoa học.
- Tập quan sát thu thập những mẫu cây ở địa phương nơi sinh sống.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)