Giáo án Sinh học 6 Bài 51: Nấm

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm của nấm nói chung là gì ( về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản,…)

- Phân biệt được các loại nấm.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ, phát triễn và bảo vệ môi trường sống.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to hình 51.1, 51.2, 51.3 SGK

- Mẫu: mốc trắng, nấm rơm.

- Kính hiển vi, phiến kính, kim mũi nhọn.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Mẫu: mốc trắng, nấm rơm

1. Ổn định lớp

Kiểm tra 15 phút

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số mốc gây nên, nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: đặc điểm của nấm nói chung là gì ( về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản,…)

- Phân biệt được các loại nấm.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

a. Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng:

- GV nhắc lại thao tác xem kính hiển vi.

- GV hướng dẫn HS cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng, vị trí túi bào tử.

(Nếu không có điều kiện có thể dùng tranh)

- GV tổ chức thảo luận cả lớp

- GV nhận xét

- GV cung cấp thêm thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng → gọi 1 -2 HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.165.

- HS lắng nghe

- HS tiến hành quan sát

+ Quan sát vật thật

+ So sánh với tranh vẽ.

→ nhận xét hình dạng, cấu tạo.

- Đại điện phát biểu nhận xét, lớp bổ sung.

- 1 – 2 HS đọc thông tin

A. MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM

1: Mốc trắng

Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng:

- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống.

- Mốc sinh sản bằng bào tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính.

b. Một vài loại mốc khác:

- GV dùng tranh giới thiệu mốc tương, mốc xanh, mốc rượu → phân biệt các loại mốc này với mốc trắng

- GV cung cấp:

+ Mốc rượu: có cấu tạo đơn bào, mỗi tế bào có hình bầu dục hay thuôn dài, sinh sản sinh dưỡng bằng cách nảy chồi và các tế bào mới được hình thành vẫn dính liền với tế bào cũ thành một chuỗi phân nhánh.

+ Mốc tương và mốc xanh: sợi mốc có vách ngăn giữa các tế bào và các bào tử không nằm trong túi bào tử như mốc trắng mà xếp thành dãy ở đầu một cuống dài, nhưng cách sắp xếp các dãy này cũng khác nhau

+ Môi trường phát triển của mốc trắng, mốc tương, mốc xanh nhiều khi chung nhau, thường là môi trường tinh bột như cơm, xôi, bánh mì,… cũng có thể là trên vỏ cam, bưởi (nhất là mốc xanh).

- HS lắng nghe → nhận biết các loại mốc xanh, mốc rượu, mốc tương:

+ Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương

+ Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu

+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi

- HS lắng nghe.

b. Một vài loại mốc khác:

- Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương

- Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu

- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với tranh hình → phân biệt các phần của nấm.

- Gọi HS chỉ trên tranh các phần của nấm.

- Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm → đặt lên phiến kính → dầm nhẹ → quan sát bào tử.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ .

- GV bổ sung → gọi 1 – 2 HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr. 167.

- HS quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với tranh hình → phân biệt các phần của nấm:

+ Mũ nấm, cuống nấm, sợi nấm

+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.

- Tiến hành quan sát bào tử của nấm → mô tả hình dạng.

- HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ .

- 1 – 2 HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr. 167

2: Nấm rơm

Cấu tạo nấm rơm (hay các loại nấm mũ khác) gồm hai phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục.

TIẾT 2

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm một ít nước ?

+ Tại sao quần áo lâu ngày không phơi hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?

+ Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?

- GV nhận xét → yêu cầu HS nêu các điều kiện phát triển của nấm.

- HS thảo luận trả lời:

+ Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm.

+ HS trả lời.

+ Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn.

- HS nêu: Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển

I: Đặc điểm sinh học

1. Điều kiện phát triển của nấm:

+ Nấm phát triển ở nhiệt độ 25 – 300C.

+ Ở 00C nấm không phát triển được.

- Nước sôi 1000C giết chết nhiều loại nấm.

- GV cho HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.168.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin

→ trả lời câu hỏi:

+ Nấm không có diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào?

+ Nêu ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh.

- GV nhận xét.

- HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.168.

- HS đọc thông tin → trả lời câu hỏi đạt:

+ Nấm là cơ thể dị dưỡng: hoại sinh và kí sinh. Một số nấm cộng sinh

+ HS nêu ví dụ. Nấm hoạt sinh trong xác TV: Lá, gỗ mục.

Nấm ký sinh ở trên cơ thể sống TV, ĐV, người.

- HS ghi bài.

2. Cách dinh dưỡng:

Nấm dinh dưỡng bằng dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. Một số nấm cộng sinh.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin → trả lời câu hỏi: Nêu công dụng của nấm? Lấy ví dụ.

- HS đọc thông tin → trả lời:

+ Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

+ Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì.

+ Làm thức ăn

+ Làm thuốc.

II: Tầm quan trọng của nấm

1. Nấm có ích:

- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

- Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì.

- Làm thức ăn

- Làm thuốc.

- GV tổng kết lại công dụng của nấm có ích → giới thiệu một vài nấm có ích trên tranh.

- HS lắng nghe.

- Cho HS quan sát tranh và một số phần cây bị hại rồi hỏi:

+ Nấm gây những tác hại gì cho thực vật ?

- HS quan sát tranh và một số phần cây bị hại rồi trả lời:

+ Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng.

2. Nấm có hại:

Nấm gây một số tác hại như:

- Nấm kí sinh gây bệnh cho con người và thực vật

- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.

- Nấm độc có thể gây ngộ độc.

- GV giới thiệu một vài nấm có hại gây bệnh ở thực vật.

- HS lắng nghe.

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.169 → trả lời câu hỏi:

+ Nấm có tác hại gì cho con người ?

- GV cho HS nhận diện một số nấm độc.

- GV cho HS thảo luận:

+ Muốn phòng trừ một số bệnh về nấm cần phải làm gì?

+ Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?

- HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.169 → trả lời câu hỏi:

+ Nấm kí sinh gây bệnh cho người; nấm độc gây ngộ độc

- HS quan sát tranh

- HS trả lời:

+ Giữ vệ sinh cá nhân

+ Thường xuyên phơi kĩ chăn màn, quần áo, đồ đạc,…

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức

A. kí sinh.     B. tự dưỡng.     C. cộng sinh.     D. hoại sinh.

Câu 2. Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?

A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu

B. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm

C. Sinh sản bằng bào tử

D. Không chứa diệp lục

Câu 3. Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại

A. nấm men.     B. mốc trắng.     C. mốc tương.     D. mốc xanh.

Câu 4. Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?

A. Nấm hương     B. Nấm mỡ     C. Nấm rơm     D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 5. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là

A. 250C – 300C    B. 150C – 200C    C. 350C – 400C     D. 300C – 350C

Câu 6. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

A. Nấm than     B. Nấm sò     C. Nấm men     D. Nấm von

Câu 7. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng     B. Á sừng     C. Bạch tạng     D. Lang ben

Câu 8. Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô ?

A. Nấm thông     B. Nấm von     C. Nấm than     D. Nấm lim

Câu 9. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?

A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ     B. Thường sống quanh các gốc cây

C. Có màu sắc rất sặc sỡ     D. Có kích thước rất lớn

Câu 10. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ?

A. Sinh sản bằng hạt     B. Sinh sản bằng cách nảy chồi

C. Sinh sản bằng cách phân đôi     D. Sinh sản bằng bào tử

Đáp án

1. D

2. B

3. D

4. D

5. A

6. B

7. D

8. C

9. C

10. D

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?

Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

- Biết cách bảo quản đồ dùng để nấm không phát triển.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK

- Đọc trước bài 52. Thu thập một vài mẫu địa y trên thân cây to.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học